Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng tại Hội thảo lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, hiệp hội để hoàn thiện các dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng 2014 diễn ra ngày 3/10.
Luật Xây dựng năm 2014 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 6/2014), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, thay thế cho Luật Xây dựng năm 2013.
Ảnh: Báo Xây dựng
|
Hiện Bộ Xây dựng xây dựng 6 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật này, gồm các Nghị định về: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Quy hoạch xây dựng, Quản lý chất lượng công trình xây dựng, Quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Hợp đồng xây dựng, Xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Dự kiến sẽ trình Chính phủ trong tháng 10/2014, để Chính phủ xem xét, ban hành và kịp thời thực hiện khi Luật Xây dựng 2014 chính thức có hiệu lực.
Luật Xây dựng 2014 có những nội dung đổi mới căn bản như: Sửa đổi, bổ sung quy định về quy hoạch xây dựng để khắc phục tình trạng xây dựng tự phát, bảo đảm công khai, minh bạch đối với quy hoạch xây dựng được duyệt để các hoạt động đầu tư xây dựng được thực hiện theo đúng quy hoạch và kế hoạch.
Phân định rõ các dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác nhau phải có phương thức và phạm vi quản lý khác nhau. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, đặc biệt là việc kiểm soát, quản lý chất lượng và chi phí xây dựng ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng...
Riêng với vấn đề xử lý vi phạm trật tự xây dựng, ông Ngô Xuân Quang, Phó chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng cho biết nghị định này có nhiều điểm mới so với nghị định cũ (Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 7/12/2007). Theo đó, nếu nghị định trước đây chỉ áp dụng cho khu vực đô thị thì nay phạm vi áp dụng của nghị định mới bao gồm cả khu vực ngoài đô thị.
Trong dự thảo nghị định này, việc xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng có điểm mới so với nghị định cũ, đó là không áp dụng biện pháp ngừng cung cấp điện, nước đối với công trình xây dựng vi phạm.
Bên cạnh các kết quả đạt được trong quá trình đầu tư xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng cho hay, lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, yếu kém. Đó là tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng khá phổ biến. Chất lượng một số công trình xây dựng còn chưa cao, chưa an toàn. Đây cũng là biểu hiện hiệu quả thấp trong đầu tư.
Cùng với đó, tình trạng đầu tư dàn trải, chậm tiến độ, nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn xảy ra. Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng cũng diễn ra nhiều mà chưa có giải pháp hữu hiệu để xử lý, đặc biệt là tại các đô thị lớn, tập trung đông dân cư, diễn ra đô thị hóa mạnh.
Dự kiến các nghị định này sẽ được trình Chính phủ vào quý 4/2014 để xem xét ban hành và thực hiện từ đầu năm 2015.
DiaOcOnline.vn - Theo VTC
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: