Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, gần 1.000 dự án bất động sản (BĐS) tại thành phố đã bị chính quyền địa phương ngừng triển khai. Tính đến thời điểm hiện tại, số dự án BĐS của TP.HCM đã bị dừng lên đến 50%. Trong khi đó, dù ở Hà Nội chưa có thống kê cụ thể, nhưng nhiều chuyên gia khẳng định, số lượng dự án bị đình chỉ cũng không hề kém cạnh.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, 9 tháng đầu năm có thêm 373 dự án BĐS ngừng triển khai, nâng tổng số dự án ngừng triển khai lên hơn gấp đôi so với năm 2012. Như vậy, đến nay, số dự án ngừng triển khai là 689 dự án, chiếm khoảng 50% số dự án BĐS trên địa bàn thành phố (1.386 dự án).
Bên cạnh đó, thành phố sẽ kiên quyết ngừng các dự án nhà ở chưa giải phóng mặt bằng, sàng lọc, loại bỏ những doanh nghiệp không đủ điều kiện, năng lực kinh doanh.
Còn theo đề xuất mới đây nhất của Bộ Xây dựng với Chính phủ, trong thời gian tới, một trong những tiêu chí quan trọng của việc tạm dừng dự án BĐS nên căn cứ vào tiến độ công trình. Chỉ các dự án giải phóng mặt bằng trên 70% đang thi công xây dựng dở dang mới được xếp vào số các dự án an toàn, được triển khai tiếp.
Các dự án giải phóng mặt bằng đạt trên 30% nhưng dưới 70% vẫn thuộc diện rủi ro, vì muốn triển khai tiếp hay tạm dừng sẽ còn phụ thuộc vào địa phương quyết định. Đối với các dự án chưa giải phóng mặt bằng hoặc giải phóng mặt bằng dở dang dưới 30% diện tích buộc phải tạm dừng.
Tiêu chí tạm dừng dự án này được Bộ Xây dựng đưa ra nhằm giảm nguồn cung nhà ở thương mại. Nó đặc biệt hữu hiệu với thị trường BĐS Hà Nội vốn được nhận định là nếu triển khai tiếp sẽ dư thừa nguồn cung đủ để phục vụ đến năm 2050.
Trong khi đó, theo đánh giá của Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng, con số gần 700 dự án bị ngừng tại TP.HCM chưa phải là con số thực. Trên thực tế, các dự án không có điều kiện tiếp tục triển khai sẽ còn lớn hơn.
Hiện nay, ngoài dự án của các tổ chức tài chính, những người đầu tư thật hay các tổ chức nước ngoài, rất ít dự án có thể phát triển được. Nếu dự án "dính" vào nguồn vốn vay của ngân hàng, vốn huy động của các nguồn khác nhau trong nước thì chắc chắn đều bị dừng lại.
Đánh giá về đề xuất dừng dự án nếu không đảm bảo tỷ lệ về giải phóng mặt bằng mới đây của Bộ Xây dựng, Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng cho rằng, điều kiện tiên quyết của một dự án là phải giải phóng xong mặt bằng và hầu hết các chủ đầu tư đều gặp khó khăn từ khâu này.
Trong thời kỳ BĐS gặp khó khăn như hiện nay, vấn đề đó lại càngđáng quan tâm. Các đơn vị thi công chỉ thi công khi chủ đầu tư giao mặt bằng cho họ. Còn về phía Bộ Xây dựng, đưa ra "lệnh" dừng các dự án nếu không giải phóng mặt bằng cũng không sai.
Vấn đề nằm ở chỗ, chủ đầu tư hiện giờ không có tiền, lại vướng phải một số thủ tục khác nữa nên không giải phóng được mặt bằng và không tiến hành thi công được.
DiaOcOnline.vn - Theo Doanh Nhân SG
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: