Việc Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự thảo không cho các đối tượng được hỗ trợ vay vốn lãi suất 6%/năm mua nhà ở xã hội đang gặp nhiều phản ứng từ người dân, doanh nghiệp, cũng như sự phản đối từ chính đơn vị phối hợp là Bộ Xây dựng.
Nhiều căn hộ thu nhập thấp tương tự nhà ở xã hội đang có nguy cơ không được vay vốn 6%/năm - Ảnh: Ngọc Thắng
|
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, vừa qua Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ soạn thảo quyết định thí điểm cho người dân vay LS thấp để thuê nhà ở một số dự án (DA). Hiện Bộ đã hoàn thành dự thảo và đang làm tờ trình. Theo đó, giá thuê dự kiến là 65.000 đồng/m2/tháng, tương đương 2,5 triệu đồng/40m2/tháng, hoặc trọn gói trong 6 năm, 12 năm, giá ổn định trong suốt thời gian thuê. Người dân sẽ được vay tiền thuê nhà với hỗ trợ LS ở mức 6% trong suốt thời gian thuê nhà. Khi không có nhu cầu thuê nhà có thể chuyển nhượng lại hợp đồng.
Ông Trần Văn Can, Giám đốc Công ty CP đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 5 (Handico 5), đơn vị đang thực hiện DA NƠXH ở Sài Đồng (Q.Long Biên, Hà Nội), cho biết DA đã đến giai đoạn cuối để bàn giao nhà nhưng DN cần khoảng 50 tỉ đồng để hoàn thiện nốt. Handico 5 phải chạy đôn chạy đáo vay tiền làm nốt DA nhưng vẫn chưa được. “Chúng tôi đi vay với LS thương mại đến 13%/năm để làm NƠXH nhưng không ngân hàng nào gật đầu”, ông Can cho hay.
Theo ông Lê Ngọc Ước, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Viglacera, hiện tại Viglacera đang xúc tiến triển khai DA NƠXH ở Tây Mỗ (H.Từ Liêm) khoảng 500 căn hộ và DA Đặng Xá 2 ở H.Gia Lâm chừng 1.500 căn hộ nhưng cũng đang lo lắng về nguồn vốn. Nhà nước cần phải có chính sách cởi nút thắt này để DN có thể vay được tiền xây và người dân cũng vay được tiền để mua NƠXH.
Hà Nội bị “tuýt còi” vì khống chế đối tượng được mua nhà thu nhập thấp
Hôm qua 21.3, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (KTVB), Bộ Tư pháp cho biết đã ký văn bản “tuýt còi” Quyết định 13/2012 của UBND TP.Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị ban hành kèm theo Quyết định số 34/2010 (gọi tắt là Quyết định 13). Quyết định 13 của Hà Nội quy định: “Đối với các trường hợp có nhu cầu mua và thuê mua nhà ở thu nhập thấp thì phải là đối tượng có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại các quận và đối tượng hưởng lương ngân sách có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại các huyện”. Tuy nhiên, khoản 3 điều 4 Thông tư 36/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị thì “các trường hợp có nhu cầu mua và thuê mua nhà ở thu nhập thấp thì phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại tỉnh, TP trực thuộc T.Ư nơi có dự án”. Theo Cục KTVB, Thông tư 36 không phân biệt người dân là đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước hay không. Việc Hà Nội quy định như trong Quyết định 13 là đã mở rộng thêm đối tượng tạm trú (ngắn hạn) tại các quận nhưng cũng lại vừa thu hẹp đối tượng là những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp mà có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại các huyện, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các đối tượng này là không phù hợp với quy định tại Thông tư 36.
Cùng ngày, Cục KTVB đã “tuýt còi” Quyết định 27/2012 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc quy định cơ chế tài chính đối với các dự án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: