Đó là nội dung được nêu ra trong cuộc họp báo về thực trạng và giải pháp đối với ô nhiễm môi trường tại huyện Bình Chánh (TP.HCM) do UBND huyện Bình Chánh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường (PC36) phối hợp tổ chức hôm qua (6-1).
Theo ông Nguyễn Văn Tươi - Phó Chủ tịch UBND huyện, huyện có hai khu công nghiệp với gần 500 công ty, 110 doanh nghiệp tư nhân, 770 hộ kinh doanh cá thể. Toàn huyện có 66/226 tuyến sông, kênh rạch bị ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau. Trong năm 2008, huyện kiểm tra 720 cơ sở thì phát hiện hơn 280 cơ sở gây ô nhiễm, phạt hành chính hơn nửa tỷ đồng. Do thành phố thực hiện chủ trương di dời các cơ sở gây ô nhiễm từ nội thành ra ngoại thành nên Bình Chánh trở thành “túi chứa” ô nhiễm. Đứng đầu bảng là các cơ sở sản xuất nấu đúc kim loại, tái chế nhớt... tập trung nhiều ở Khu công nghiệp Lê Minh Xuân và các xã Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.
Ông Trần Trọng Tuấn, Chủ tịch UBND huyện, khẳng định: “Các cơ sở gây ô nhiễm, nhất là các trường hợp sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích (cho thuê làm cơ sở tái chế nhớt, cồn, nấu nhuộm...) sẽ bị thu hồi đất”. Ông Tuấn cho biết huyện rất cương quyết xử lý những trường hợp gây ô nhiễm. UBND huyện đã ban hành chương trình hành động về tăng cường bảo vệ môi trường, phấn đấu đến năm 2010 có 80%, đến năm 2015 có 100% cơ sở sản xuất trên địa bàn đảm bảo chất thải, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Mục tiêu đến năm 2010, tất cả 16 xã, thị trấn trong huyện phải có cán bộ chuyên trách về môi trường.
DiaOcOnline.vn - Theo Pháp Luật TP
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: