Nội dung câu hỏi:
Tôi ở Canada có mua một miếng đất ở Việt Nam và nay đã cất lên ngôi nhà, lúc đầu tôi không nghĩ nhiều nên không có làm giấy tờ gì hết với người em bạn. Nhưng sau khi đem ba tôi chôn trên miếng đất đó, tôi sợ sau này người đứng tên trở mặt mà bán đi thì lúc đó cũng muộn rồi. Vậy tôi có thể làm gì để an tâm? (Trịnh Triều)
Ý kiến tư vấn pháp lý của Công ty Luật thiên Bình:
Kính gửi: Quý bạn đọc
Café Luật – Chuyên mục hợp tác giữa Cổng thông tin và giao dịch DiaOcOnline.vn và Công ty Luật Thiên Bình (“Libra”) xin gửi đến bạn lời chào trân trọng. Theo nội dung thư bạn gửi ngày 12/04/2011; Căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành Café Luật xin phúc đáp đến bạn như sau:
Việc bạn tiến hành giao dịch để xác lập quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng giấy tờ về quyền sở hữu lại đứng tên người khác là không đúng với bản chất của giao dịch và bị xem là vô hiệu vì đã vi phạm điều cấm của pháp luật1.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai; Nếu bạn thuộc đối tượng và đủ điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam, chúng tôi khuyên bạn nên thỏa thuận với bên chuyển nhượng để tiến hành giao dịch chuyển quyền theo quy định của pháp luật.
Quy định về đối tượng và điều kiện sở hữu nhà tại Việt Nam như sau:
|
1. Điều 1, Luật số 34/2009/QH12 ngày 18/06/2009 của Quốc hội ban hành về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai quy định người Việt Nam định cư nước ngoài (“Việt kiều”) nếu được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên, thì có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Các đối tượng này gồm:
- Người có quốc tịch Việt Nam;
- Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
2. Để chứng minh đối tượng, điều kiện cư trú tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu sau đây:
- Đối với người có quốc tịch Việt Nam thì phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị; Sổ tạm trú hoặc giấy tờ xác nhận về việc đăng ký tạm trú tại địa phương;
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có Thẻ tạm trú hoặc có dấu chứng nhận tạm trú đóng vào hộ chiếu với thời hạn được tạm trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên và giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam. Trong trường hợp bạn không đáp ứng đủ điều kiện sở hữu nhà ở, nhưng giao dịch do bạn tiến hành tuân thủ các quy định của pháp luật, thì bạn vẫn có quyền hưởng giá trị căn nhà theo quy định tại Khoản 2, Điều 19, Thông tư 16/2010/TT-BXD ngày 01/09/2010 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn quy định của Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn Luật nhà ở.
***
Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email
cafeluat@diaoconline.vn hoặc qua số điện thoại 08.3500.1111 hoặc 0120.777.6789.
Trân trọng.
Chuyên mục Café Luật
--------------------
(1) Điều 129, Bộ luật dân sự.
DiaOcOnline.vn mong muốn trở thành cầu nối cho bạn đọc với các chuyên gia trong từng lĩnh vực địa ốc. Hiện nay, qua DiaOcOnline.vn, bạn có thể kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, pháp lý nhà đất, phong thủy nhà đất.
Nếu có nhu cầu được tư vấn về kiến trúc, pháp lý, phong thủy trong lĩnh vực nhà đất, bạn hãy click ngay vào đây để tìm hiểu về nhà tư vấn và gửi câu hỏi. Chúng tôi sẽ liên hệ với chuyên gia và đưa ra câu trả lời cho bạn trong thời gian sớm nhất.
DiaOcOnline.vn
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: