CBRE Việt Nam vừa cho biết, nguồn cung mặt bằng bán lẻ đang tăng nhanh tại cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và sẽ tiếp tục tăng trong năm 2015.
Siêu thị Parkson tại Tổ hợp Keangnam Landmark Tower đã đột ngột đóng cửa ngay trong những ngày đầu năm 2015 |
Cụ thể, đến cuối năm 2015, Hà Nội sẽ có khoảng 900.000m2 mặt bằng bán lẻ chính thức (trung tâm thương mại) trong khi con số này tại TP.Hồ Chí Minh là 600.000m2. Xét về số lượng dự án và diện tích bán lẻ của các dự án chính, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ đủ sức cạnh tranh các nước láng giềng trong khu vực trong đó Hà Nội ở vị trí thứ 7, hầu hết các thành phố khác xếp trước Hà Nội là ở Trung Quốc. TP Hồ Chí Minh dự kiến sẽ có ít nhất 5 dự án mới trong năm 2015, hai trong số đó được phát triển bởi tập đoàn SSG; dự án Megamall của tập đoàn Vingroup và dự án SC Vivo City đang chờ đợi khai trương vào tháng 4 năm 2015 tại quận 7.
"Ngoài việc có nhiều nguồn cung bán lẻ chính thức hơn so với TP Hồ Chí Minh, Hà Nội còn có giá thuê “mềm” hơn và nhiều vị trí trống hơn. Giá thuê tại TP.HCM vẫn ổn định ở mức khoảng 100 USD/m2 ở khu trung tâm và khoảng 40 USD/m2 ở những vị trí ngoài khu trung tâm. TP Hồ Chí Minh có vị trí trống ít hơn vào khoảng 8% so với Hà Nội là khoảng hơn 20%", báo cáo của CBRE cho biết.
Nguồn cung mới đi vào vận hành từ năm 2014 là Lotte ở miền Bắc và Aeon tại miền Nam. Cả hai gã khổng lồ bán lẻ đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản này đã khai trương nhiều địa điểm của mình tại Việt Nam và sẽ tiếp tục mở rộng vào năm 2015.
Ông Richard Leech - Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam lưu ý, tuyến tàu điện ngầm số 1 đang được xây dựng hiện nay sẽ liên kết với nhiều trung tâm mua sắm tại TP. Hồ Chí Minh và khu vực trung tâm quận 2. Ông Leech nhận định "Với việc hoàn thành The One, Saigon Centre giai đoạn 2 và Tax Plaza ở quận 1, khách hàng mua sắm tại TP Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể mong đợi một khu mua sắm ngang bằng với đường Sukhumvit ở Bangkok hoặc đường Orchard nổi tiếng ở Singapore".
Sự phát triển của những trung tâm thương mại mới cũng đã dẫn đến một làn sóng của những thương hiệu mới tại Việt Nam. Năm 2014, Hà Nội có 27 thương hiệu mới đến với những trung tâm thương mại mới như Trung tâm thương mại mới được đổi mới lại Tràng Tiền Plaza và Vincom Megamall Royal City tại quận Thanh Xuân. Những thương hiệu mới tại thị trường bán lẻ TP HCM trong năm 2014 bao gồm Robins Department Store, Lalique và Marks & Spencer.
Trong khi đó, về phía nguồn cầu của thị trường, ngoài các kế hoạch mở rộng mạnh mẽ của các nhà bán lẻ nước ngoài và địa phương tại Việt Nam vào năm 2015, một trong những xu hướng đáng chú ý nhất là “khả năng chi trả”. Sự xuất hiện của các bazaar mới (hình thức chợ hiện đại), chứa hàng trăm ki-ốt nhỏ và trung tâm thương mại miễn phí tiền thuê như Hòa Bình Green City, siêu thị giá thấp tất cả đều được củng cố cho các xu hướng tiêu dùng đòi hỏi có giá trị tốt hơn.
Ngành hàng ăn uống đã trở thành ngành hàng nổi bật trong năm 2014 và sẽ tiếp tục thống trị ở các nhà phố. CBRE giải thích rằng gần 50% các yêu cầu tìm kiếm diện tích bán lẻ đều nằm ngành hàng này và các yêu cầu dành cho các ăn uống bình dân nhiều hơn là các nhà hàng cao cấp.
Ông Leech nhận định “ Ngành hàng ăn uống đang dẫn đầu trong việc chiễm lĩnh những vị trí bán lẻ “độc đáo” và nhóm lại với nhau tại những khu vực đặc biệt như Hồ Tây tại Hà Nội và Hồ Bán Nguyệt tại thành phố Hồ Chí Minh”.
Ông Leech lý giải rằng cạnh tranh thu hút người tiêu dùng hiện nay là một cuộc chiến khốc liệt. Người tiêu dùng ngày nay tinh tế hơn, có kiến thức hơn và có kinh nghiệm trong việc trải nghiệm những giá trị mua sắm tổng thể. Các quản lý Trung tâm thương mại sẽ cần phải có một sự hiểu biết tốt về nhu cầu của khách hàng, tận dụng các dữ liệu có thể thu thập từ các ứng dụng và thương mại điện tử, cung cấp nhiều hơn nữa các tiện nghi vui chơi giải trí có chất lượng cao và hợp tác nhiều hơn nữa với các nhà bán lẻ.
DiaOcOnline.vn - Theo Đầu tư
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: