Ông Đoàn Châu Phong Ông Đoàn Châu Phong, Phó tổng giám đốc Vinaconex, cho rằng, người dân khu chung cư có trách nhiệm theo dõi căn hộ của mình, khi có sự cố phải báo ngay. Chủ đầu tư không cần thiết phải đi kiểm tra, rà soát.
- Nguyên nhân sự cố sập vữa trần tại căn hộ 1501, tòa nhà 17T1 vừa qua được xác định như thế nào, thưa ông?
- Căn hộ này có sàn trần được làm bằng cốt pha thép, vữa trát quá dày. Thông thường vữa chỉ dày 1,5 cm song ở đây dày tới 3-4 cm nên quan thời gian lực bám dính giảm, vữa tách dần, tạo ra các vết nứt.
Tôi không cho rằng người thi công làm ẩu mà do thiếu kinh nghiệm. Người thợ không có kinh nghiệm, nếu trát dày mà người có kinh nghiệm thì họ làm thành nhiều lớp, trát hết lớp vữa dày 1,5 cm để khô, rồi trát lớp khác.
Chúng tôi đã họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm, nhắc nhở tổ thực hiện công trình, cán bộ kỹ thuật. Chúng tôi cũng yêu cầu tổ thợ rút kinh nghiệm vì vụ việc vừa qua không chỉ ảnh hưởng tới một người mà tới cả công ty.
- Đơn vị thi công chỉ trám lại trần theo phương án thông thường, ông sẽ cam kết gì với chủ hộ về sự an toàn?
Ô. Đoàn Châu Phong
- Tôi đảm bảo sẽ không rơi tiếp nữa vì làm đúng quy trình, trát thành nhiều lớp. Tôi đã yêu cầu làm biện pháp khác là bắn lưới thép để kết dính. Tuy nhiên, thợ xây dựng báo cáo lại thì xung quanh chỗ trần xảy ra sự cố, vữa vẫn bám rất chắc, nên không cần thiết áp dụng.
Đây là sự cố bình thường, những sơ suất mà trong nghề xây dựng khó tránh. Thông thường chúng tôi dùng bi sắt để kiểm tra, gõ thấy bộp bộp thì sẽ biết ngay là chỗ đó vữa bị tách ra khỏi trần nhà.
- Sau sự cố, nhiều người sống trong khu đô thị rất hoang mang, Vinaconex có biện pháp gì để phòng ngừa tình huống tương tự?- Người dân không nên hoang mang, không phải tự nhiên vữa trần lại rơi được. Khi xuất hiện các vết nứt, gia đình phát hiện và báo cho đơn vị quản lý để kiểm tra thì sẽ xử lý được ngay.
Thời gian tới, chúng tôi sẽ áp dụng công nghệ mới làm trần nhẵn với các tấm bê tông phẳng lì được đúc sẵn trong nhà máy, hoặc làm trần phụ bằng thạch cao. Trên đó, sẽ bố trí hệ thống đèn chiếu sáng, trang trí toàn bộ đường dây điện thoại, cáp... Tôi chắc chắn sẽ chẳng bao giờ có chuyện rơi vữa trần.
- Tại sao Vinaconex không tiến hành tổng kiểm tra, rà soát các căn hộ như đề xuất của một số chuyên gia? - Tôi không bao giờ nghĩ chuyện tổng kiểm tra, rà soát. Khi đi kiểm tra không thấy có gì xảy ra, nhưng có thể đi về lại bộc lộ. Tốt nhất người ở phải thường xuyên theo dõi căn hộ của mình. Khi có phiếu gửi xuống tầng 1, thì người ứng trực sẽ lên kiểm tra, có vấn đề gì sẽ xử lý ngay.
Việc kiểm tra rà soát căn hộ là việc của các hộ dân, họ có trách nhiệm quản lý ngôi nhà của mình và gửi những phiếu góp ý xuống cho chúng tôi. Với trường hợp thuê nhà thì trách nhiệm kiểm tra vẫn của chủ nhà, không được để mặc người thuê.
- Nhiều người dân rất bức xúc trước những sự cố ở khu chung cư và muốn khởi kiện chủ đầu tư, ông nghĩ sao về tình huống này?- Chuyện người dân kiện là quyền của họ, tôi cũng không thể bảo họ không kiện được. Vấn đề là những gì chúng tôi làm không có gì vi phạm pháp luật, không có biểu hiện coi thường khách hàng.
>>
Nên có quy định bắt buộc kiểm tra định kỳ các khu đô thị >>
Nhiều bất cập trong quy hoạch, tổ chức vận hành tại các khu đô thị mới >> Hà Nội: Sập vữa trần khu Trung Hòa - Nhân Chính Theo VietNamNet
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: