Dù đã có Nghị quyết và Nghị định hướng dẫn cụ thể về việc cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, nhưng thực tế triển khai thời gian qua cho thấy vẫn còn nhiều "nút thắt" cần tháo gỡ. Trong bối cảnh thị trường BĐS khó khăn, đây là thời điểm tốt để mở toang cánh cửa này.
Nghịch lý
Theo thống kê của Cục Đăng ký và thống kê (thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên - Môi trường), tính đến tháng 2-2013, cả nước có 427 trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở TPHCM với 342 trường hợp.
Bỏ qua những trường hợp "không chính thức" khi nhờ người trong nước đứng tên hộ, con số này quá ít ỏi so với quãng thời gian 4 năm kể từ khi Nhà nước chính thức cho phép và so với hơn 80.000 người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.
Chủ trương cho người nước ngoài mua nhà được xem là một giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, đặc biệt các loại căn hộ thuộc phân khúc cao cấp. Bộ Xây dựng đang xây dựng và sau đó trình Chính phủ, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội trong năm 2013. Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng |
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, chúng ta đã tạo nghịch lý khi người Việt có thể đầu tư, mua nhà ở nước ngoài, trong khi người nước ngoài sang Việt Nam lại không mua được. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng nước ta đã quá khắt khe với vấn đề này, trong khi đây là một nguồn lực rất tốt cho thị trường BĐS bởi nhu cầu thực có thể thấy rõ.
Theo Nghị quyết 19, chỉ có 5 đối tượng được mua và sở hữu nhà là cá nhân có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (doanh nghiệp FDI thuê chức danh quản lý); cá nhân có công được Chủ tịch nước tặng Huân chương và có đóng góp cho Việt Nam do Thủ tướng quyết định; cá nhân kết hôn với người Việt Nam; cá nhân có có kiến thức, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu; tổ chức duy nhất là doanh nghiệp FDI ngoài lĩnh vực BĐS có nhu cầu nhà ở cho cán bộ nhân viên người nước ngoài tại doanh nghiệp đó. Ngoài ra, điều kiện để cá nhân mua nhà là phải cư trú ở Việt Nam trên 1 năm và điều kiện sở hữu tối đa cũng chỉ 50 năm.
Trong khi đó, nếu nhìn rộng ra một số nước, chính sách này đã được "tháo khóa" từ lâu và thu được nhiều thành quả. Tại Singapore, người nước ngoài được mua nhà thương mại không hạn chế, chỉ không được mua nhà xã hội. Nước này còn mở rộng Luật về sở hữu BĐS cho người nước ngoài và cho phép họ mua cả biệt thự gắn liền với đất ở những khu vực được quy hoạch.
Malaysia cũng có quy định rộng mở cho người nước ngoài mua căn hộ, đặc biệt là nhà đất. Malaysia chỉ quy định giá tối thiểu của căn hộ chứ không hạn chế loại hình BĐS người nước ngoài có thể mua.
Đặc biệt, chương trình "Malaysia My Second Home" (định cư quốc tế) cho phép người nước ngoài sống tại đây với visa lên tới 10 năm, với một số điều kiện nhất định đã thu được nhiều thành công lớn. Một số quốc gia khác như Nhật Bản, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… cũng rộng mở đối với chính sách này.
Bao giờ "tháo khóa"?
Thực tế thị trường BĐS hiện nay đòi hỏi cơ quan quản lý phải có cái nhìn đa chiều và rộng mở hơn. Đặc biệt trong bối cảnh phân khúc BĐS cao cấp đang dư thừa, không có lối thoát, việc cho người nước ngoài mua nhà sẽ có tác động tích cực giúp tháo "nút thắt" này, bởi đây chính là phân khúc mà họ hướng tới.
Một khu BĐS cao cấp tại quận 7, TPHCM. Ảnh: LONG THANH
|
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: