Chỉ cần được cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đủ điều kiện được mua và sở hữu nhà ở theo đúng quy định tại Thông tư số 16/2010 của Bộ Xây dựng.
Nới lỏng
Bộ Xây dựng vừa có ý kiến chỉ đạo mới về việc mua nhà, đất ở của Việt kiều định cư tại nước ngoài.
Bộ Xây dựng đang tìm mọi cách để thúc đẩy thị trường bất động sản, kéo vốn ngoại |
Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi công chứng hoặc chứng thực các giao dịch về nhà ở của người Việt định cư ở nước ngoài không yêu cầu có hộ khẩu thường trú và chứng minh thư.
"Người mua chỉ cần trình hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy xác nhận có quốc tịch Việt", công văn viết.
Ngoài ra, nếu người trình giấy xác nhận gốc Việt và các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo đúng quy định tại Nghị định 71/2010 của Chính phủ cũng sẽ được tiến hành công chứng.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cho biết, khi làm thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng và cấp giấy chứng nhận đối với nhà ở không bắt buộc người Việt định cư ở nước ngoài phải đáp ứng điều kiện cư trú thực tế tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng còn bổ sung nới điều kiện để các quỹ đầu tư nước ngoài; các ngân hàng nước ngoài; chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng được mua và sở hữu nhà ở.
Đối với thời hạn sở hữu nhà ở, Bộ Xây dựng đang cân nhắc hai phương án: cho phép cá nhân nước ngoài sở hữu trong thời hạn 50 năm và được gia hạn một lần 50 năm (tổng thời hạn sở hữu là 100 năm); hai là chỉ sở hữu trong thời hạn 70 năm và không được gia hạn thêm (quy định cũ 50 năm). Chủ sở hữu người nước ngoài có thể cho thuê lại nhà ở của họ nếu không có nhu cầu ở.
Đừng mơ người nước ngoài dễ dãi với tiền
Theo các DN BĐS tại TP. HCM, những đề xuất này như mở cửa cho thị trường BĐS đón nhận những luồng đầu tư mới. Tuy nhiên, để thực hiện được cần cóchính sách đồng bộ.
Ông Vũ Quang Hội, chủ tịch Bitexco, cho rằng đây là những đề xuất tích cực không chỉ trong lĩnh vực BĐS. Vấn đề này nhiều nước đã áp dụng, còn tại VN bản thân các DN đã có ý kiến rất nhiều lần và trông mong có sự thay đổi này.
"Nếu các đề xuất trên được thông qua, chắc chắn sẽ giúp thị trường BĐS VN hấp dẫn hơn, góp phần định vị cho giá trị BĐS của VN" - ông Hội nhận định.
Tuy nhiên theo ông Hội, khi chính sách đưa ra cần có sự đồng bộ, cụ thể ở đây là khi người nước ngoài mua nhà tại VN sẽ chuyển ngoại tệ vào và đến lúc họ bán cũng cần có những quy định được mua ngoại tệ để họ chuyển tiền ra.
"Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra chính sách chuyển đổi ngoại tệ phù hợp mới tạo ra một thị trường BĐS đầy đủ để có thể huy động được các nguồn lực đầu tư" - ông Hội góp ý.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc nới các điều kiện cho người nước ngoài mua nhà sẽ không ảnh hưởng đến phân khúc nhà dành cho đối tượng thu nhập trung bình và thấp.
Mặt khác, trong đề xuất Bộ Xây dựng đã nêu rõ khi thực hiện nếu giá nhà tăng quá cao có thể điều tiết vĩ mô theo hướng nới lỏng hoặc co hẹp, điều này xóa bỏ được nghi ngại rằng các chính sách trên sẽ làm thị trường BĐS tăng lên quá cao.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng việc mở rộng đối tượng và điều kiện cho người nước ngoài có thể mua và sở hữu nhà tại VN không chỉ tốt cho thị trường hiện tại mà còn thể hiện sự đổi mới trong tư duy quản lý.
"Ở những nước kinh tế phát triển mạnh như Mỹ hay Nhật, họ không chỉ cho người nước ngoài mua nhà mà còn không giới hạn số lượng. Việc này cũng như việc chúng ta đã chấp nhận cho người nước ngoài đầu tư gián tiếp vào VN thông qua mua cổ phiếu, cổ phần trong các DN niêm yết.
Đề xuất này phù hợp với tiến trình thế giới, có thêm nguồn lực từ nhà đầu tư BĐS ngoại, góp phần khơi thông thị trường BĐS hiện nay. Ngoài ra chúng ta sẽ thu hút ngoại tệ vào VN" - ông Hiển nói.
Hiện có 80.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam và hơn 1,7 triệu Việt kiều nhập cảnh vào TP. HCM mỗi năm.
Nếu như những điều kiện nới lỏng này được thông qua, chỉ cần 10% cá nhân nước ngoài mua nhà ở, tính trung bình mỗi người mua căn nhà giá 1,5 tỷ đồng thì lập tức có ngay 12.000 tỷ đồng đổ vào thị trường BĐS đang khát vốn; chưa kể nguồn vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, các quỹ đầu tư, ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường đang tắc đầu ra và cần “tiếp máu”.
Tuy nhiên, giới chuyên môn cũng cho rằng đây chưa phải là giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề đã và đang tồn tại trong ngành BĐS Việt Nam.
Nói như GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, có mở ra hơn nữa thì BĐS vẫn cứ tồn đọng. Đấy không phải là giải pháp để cứu cánh BĐS.
"Nó làm cho thị trường BĐS có thể có tăng giao dịch nhưng người nước ngoài sẽ không phải là cứu cánh cho thị trường BĐS Việt Nam. Các nhà đầu tư đừng lầm tưởng. Đừng mơ người nước ngoài sẽ ồ ạt nhảy vào mua. Lý do đơn giản là ví giá quá cao" - Ông Võ nhận định.
DiaOcOnline.vn - Theo ĐVO
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: