Top

Hy Lạp - Đất nước kiến trúc của các vị thần

Cập nhật 31/07/2007 11:43

Đất nước Hy Lạp là một bán đảo được bao quanh bởi biển Đông Địa Trung Hải và với hơn 14.000 hòn đảo lớn nhỏ. Nằm ở vĩ độ thấp, nên Hy Lạp có khí hậu ấm áp quanh năm, một đất nước không chỉ thu hút du khách bằng những cảnh quang đẹp, mà nó còn thu hút bởi những công trình kiến trúc độc đáo của các vị thần Hy Lạp.

Các quần thể kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Đến với Hy Lạp, chúng ta đến vói một đất nước có nền văn hóa lâu đời, cái nôi của nền văn hóa cổ xưa của Châu Âu. Kiến trúc Hy Lạp cổ đại ra đời và hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn, bao gồm miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở vùng biển Aigaion, khu vực Tiểu Á, vùng ven Hắc Hải, Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha và Ai Cập.

Ở nơi đây, người ta thường tổ chức các lễ hội, tiến hành thi đấu thể dục thể thao, bình luận văn chương, diễn thuyết, ngâm thơ, trao đổi, mua bán…. Do đó, về sau người ta đã xây thêm xung quanh các quần thể này những sân bãi thi đấu, quán trọ, hội trường, các hành lang cột và các loại đền đài.

Hai quần thể kiến trúc phổ biến lúc bấy giờ là Agora (quảng trường công cộng, mang tính dân dụng) và Acropol (là những quần thể kiến trúc với nhiều đền đài, được xây dựng trên những khu đồi cao). Nó có dạng hình học nhất định và được bao vây bởi các hàng cột thức hai tầng. Ở giữa Agora có đặt bàn thờ và tượng thần. Vào thời kỳ cổ điển thịnh kỳ, các Acropol được xây dựng thêm các nhà hát ngoài trời có thềm dốc bậc ở các khu vực chân núi.


Sự hình thành và phát triển của các loại thức cột

Thức cột là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột, là cách người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm đến cái đẹp lý tưởng. Có 3 loại thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp: cột Doric, cột Ionic và cột Corinth. Những thức cột Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một hình thức, một sức sống, chịu đựng được thử thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và tinh tế của kiến trúc cổ điển. Thức cột Hy Lạp được xem như biểu tượng của kiến trúc cổ điển.

* Thức cột Doric:


Thức cột Doric, có hậu thân là thức cột Toscan, là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ thống các thức cột cổ điển. Thức này được hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy. Nói chung, thức cột này không có phần đế cột (base) lẫn không có phần đầu cột (capital). Vẻ đẹp thức cột này thường được so sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh của người đàn ông cường tráng, do nó được sử dụng ở tầng dưới cùng của đấu trường Coliseum và có khả năng chịu lực cao nhất.

* Thức cột Ionic:


Thức cột Ionic mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và giàu tính trang trí hơn cột Doric. Nguồn gốc cột Ionic là Ionia, thuộc địa của Hy Lạp. Ngoài ra, cột này có thêm đế cột ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong. Các dầm ngang của cột Ionic được phân vị theo chiều ngang thành ba dải. Các ngôi đền có cột này là đền Artemis ở Ephesus, đền thờ Apollo Epikourios ở Bassae, đền Erecteyon ở Athena.

* Thức cột Corinth:


Thức cột Corinth ra đời sau hai cột trên, vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, có đường nét mảnh mai, giàu trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết hoa lệ, giống như một lẵng hoa kết hợp cùng với mấy tầng là phiên thảo diệp. Cột này có ưu điểm hơn hai cột trên là đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được trong không gian. Có thể thấy công trình sử dụng loại cột này tại đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae.

Các công trình tiêu biểu cho kiến trúc thời kỳ này

*Acropolis ở Athena:


*Propylaia - Sơn môn:


*Đền Athena Nike (Đền thờ thần Athena Chiến thắng):


*Đền Parthenon:


DiaOcOnline.vn