Là thành phố lớn nhất nước, với nhu cầu khổng lồ về nhà ở xã hội, thế nhưng cho đến nay trên toàn địa bàn TP.HCM mới chỉ có vỏn vẹn….23 khách hàng được tiếp cận gói 30.000 tỷ hỗ trợ cho bất động sản.
Sau 2 tháng triển khai Nghị quyết 02 của Chính phủ, người dân và doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng
|
TP.Hồ Chí Minh: Bàn giao hơn 100 căn hộ nhà ở xã hội đầu tiên của năm 2013 Ngày 2-8, Sở Xây dựng TP.HCM đã tổ chức lễ bàn giao 100 căn nhà ở xã hội đầu tiên của năm 2013 cho các đối tượng là công chức, viên chức, cán bộ lực lượng vũ trang. Đây là các căn hộ thuộc chung cư 158/R8 Tô Hiến Thành, quận 10 với quy mô 233 căn hộ, trong đó 119 căn là nhà phục vụ tái định cư. Giá bán bình quân mỗi mét vuông là 12 triệu đồng, cao nhất là căn hộ tầng trệt giá 14,4 triệu đồng/m2, thấp nhất là 10,8 triệu đồng/m2. Ông Bùi Văn Hiếu- Trưởng phòng Quản lý nhà và công sở- Sở Xây dựng cho biết đây là dự án nhà ở xã hội thứ hai của thành phố được bàn giao, dự án nhà ở xã hội đầu tiên là dự án Đông Hưng II- quận 12. |
Một số DN bất động sản cũng đặt vấn đề, tại sao Nghị quyết 02 của Chính phủ vẫn còn "ách”, lỗi do ai, do người dân, do DN bất động sản hay do một cơ quan nào khác? Trong khi đó, các nghiên cứu xã hội học trong thời gian gần đây đã chỉ ra các cảnh báo về an sinh xã hội đáng lưu tâm: đa số người dân lao động nghèo thuộc các nghề tự do (xe ôm, ba gác, hàng rong, quán cóc,…) có nhu cầu nhà ở rất lớn, nhưng gần như 90% các đối tượng này hiện vẫn chưa có cơ hội để tiếp cận gói 30.000 tỷ đồng và hiện vẫn đang phải ở nhà thuê, ở nhờ nhà bà con. Thậm chí, một người dân lao động có khoảng 20 – 30% giá trị căn nhà để góp cho DN, 70% còn lại là do ngân hàng hỗ trợ lãi suất vay. Nhưng trong các thủ tục để vay, người lao động quanh năm chỉ biết chân lấm tay bùn thì làm sao có chứng nhận thu nhập hợp pháp bằng bảng lương để có phương án trả nợ!?
Trong khi khó tiếp cận được gói 30.000 tỷ đồng, TS Nguyễn Quang Cung, nguyên Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng góp ý, hiện trong ngành xây dựng và xã hội vẫn tồn tại cách gọi "nhà ở thu nhập thấp”. Cách nói này khiến cho phân khúc thị trường này dù có nhu cầu rất lớn nhưng thời gian qua vẫn chưa thu hút. "Nếu chúng ta cứ quen dùng cách gọi này thì vô tình gây ra hiểu lầm, giống như sự miệt thị đối với người có thu nhập thấp. Và nên chăng chúng ta nên gọi chung là các căn hộ vừa và nhỏ thì hợp lý hơn”, TS Cung nhấn mạnh.
Bên cạnh những bất cập trên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, hiện nay DN có xu hướng cũng đề nghị cần triển nhanh nhanh quá trình chuyển từ nhà ở thương mại sang NƠXH để có thể bảo tồn được vốn đầu tư cho DN, tránh được các khoản lỗ khi bán ra thị trường. Cũng theo Hiệp hội này, quá trình xét duyệt chuyển đổi dự án từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội nên được giao cho từng địa phương vì chỉ địa phương nào mới hiểu tường tận về nhu cầu thực tế về nhà ở xã hội trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý.
DiaOcOnline.vn - Theo Đại Đoàn Kết
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: