Thời gian gần đây, TTCK Việt Nam nói chung và cổ phiếu nhóm ngành bất động sản nói riêng đang kém sôi động. Câu hỏi đặt ra là liệu thị trường bất động sản và cổ phiếu nhóm ngành bất động sản có diễn biến sôi động hơn trong thời gian tới ?
Biểu đồ diễn biến giá TB của nhóm CP BĐS và VN-Index tính từ đầu năm tới ngày 6/8/2010 |
Nếu so với mức tăng 20% trong năm 2008, thì chỉ số P/E trung bình của toàn ngành năm 2009 là 19x và P/B là 2,95 lần. Còn sang năm 2010, mức tăng P/E sẽ còn 11x.
Kỳ vọng chưa thành
Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của nhóm DN ngành bất động sản tuy gặp bất lợi do bối cảnh chung của thị trường, nhưng vẫn được duy trì ở mức dự báo lần lượt là 55 % và 28%. Đây là những chỉ số được Cty chứng khoán TP HCM (HSC) đưa ra trên cơ sở khảo sát tình hình hoạt động của các Cty bất động sản tiêu biểu trong năm 2009, 2010 - những “blue-chips” đang niêm yết trên hai sàn như như SJS, NTL, VIC, KBC, HAG, BCI, NBB, LCG...
Thực tế, có một làn sóng các Cty bất động sản lên niêm yết diễn ra trong vài tháng qua và số này còn tăng cao nữa trong tháng tới. Chỉ đơn cử gần đây nhất đã có một số mã lên sàn như VRG của CTCP Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu, DRH của CTCP Đầu tư Căn nhà mơ ước, DTA của CTCP Đệ Tam và hai cổ phiếu lên sàn ngày 30/7 là Cotecland và Phát Đạt. Đặc điểm chung của các Cty bất động sản niêm yết trong năm nay là có nhu cầu huy động một lượng vốn đầu tư rất lớn cho các dự án. Theo kế hoạch phát hành đã được công bố, cổ phiếu bất động sản sẽ là cổ phiếu có mức độ pha loãng lớn nhất so với Cty niêm yết ở các ngành nghề khác.
Cơ hội dầu tư cổ phiếu bất động sản mới niêm yết khá lớn, nhưng không phải cổ phiếu bất động sản nào cũng thực sự tiềm năng. Trừ một vài doanh nghiệp có dự án ở vị trí thực sự đắc địa, số lượng sản phẩm có hạn thì khả năng bán hàng khá khả quan, còn các dự án đầu tư ở các địa phương khác chủ yếu nằm ở dạng tiềm năng.
Tín hiệu
Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới thị trường bất động sản thời gian tới đó là chính sách về tín dụng. Khả năng chính sách tín dụng sẽ được nới lỏng từ nay đến cuối năm và ngân hàng sẽ mở rộng cho người tiêu dùng vay để mua nhà. Khi đó, giá nhà sẽ tăng lên và đóng góp vào lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản.
Về mặt phân khúc thị trường, có thể thấy, nguồn cung sản phẩm đang tăng thông qua các dự án được chào bán vào nửa cuối năm nay. Điều này sẽ làm tăng tính cạnh tranh giữa các sản phẩm căn hộ được tung ra trên thị trường và mang lại cho người mua nhiều cơ hội lựa chọn. Giá văn phòng phân khúc cho thuê đã trở về thời gian năm 2007, khi thị trường này rất sôi động và dự kiến cung sẽ vượt cầu. Ngược lại, mảng mặt bằng cho thuê bán lẻ sẽ cực nóng, nhất là khu vực nội thành ở TP HCM...
Về mặt chính sách, từ 8/8/2010,
Nghị định 71 có hiệu lực, kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến thị trường và giá bất động sản có khả năng giảm. Cộng hưởng với những điều đó là khi dòng tiền có dấu hiệu quay trở lại với thị trường chứng khoán, thì nhóm cổ phiếu bất động sản luôn là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Bởi, nhóm cổ phiếu bất động sản không chỉ thanh khoản cao, sinh lời tốt mà còn nhờ sức bật mạnh mẽ và khả năng tăng trưởng bền vững.
Theo Cty chứng khoán SME, phân bổ danh mục đầu tư theo nhóm ngành quý 3/2010 so với quý 2, ngân hàng và tài chính (bao gồm bất động sản) vẫn chiếm xấp xỉ 50% giá trị vốn hóa. Nhóm ngành có khả năng tăng trưởng mạnh hơn VN-Index là hàng tiêu dùng, dịch vụ tiêu dùng và bất động sản. Căn cứ theo diễn biến thị trường chứng khoán, có thể thấy hiện nay, tuy cổ phiếu bất động sản vẫn được các nhà đầu tư chú ý, nhưng do đã tích lũy về vùng giá thấp khá lâu, đây vẫn sẽ là cơ hội để nhà đầu tư chọn tái cơ cấu danh mục cổ phiếu bất động sản của mình, mua vào những mã chứng khoán có giá trị cơ bản tốt, để đón trước viễn cảnh thị trường đảo chiều và có khoản đầu tư sinh lợi cao.
DiaOcOnline.vn - Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: