Top

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng giêng đón tài lộc

Cập nhật 01/02/2017 08:12

Để tưởng nhớ Thần Tài, mọi người chọn ngày vía Thần Tài là ngày Thần Tài bay về trời: Ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.

Theo tín ngưỡng dân gian, Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhất là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài, đốt nhang nghi ngút để cầu xin Thần tài cho mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc.

Người đời rất quí trọng tiền bạc nên rất quí trọng Thần tài. Những nhà kinh doanh đều có lập bàn thờ Thần tài rất long trọng, đặc biệt bàn thờ Thần tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên mặt gạch nền nhà.


Ảnh minh họa.

Ngày vía của Thần Tài

Để tưởng nhớ Thần Tài, mọi người chọn ngày vía Thần Tài là ngày Thần Tài bay về trời: Ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.

Ngày vía Thần Tài mọi người thường mua : 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.

Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7 giờ, mỗi lần đốt 5 cây nhang. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng. Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài. Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.

Ngoài ngày vía chính của Thần Tài là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Nhưng mọi người vẫn chọn ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng để cúng Thần Tài, cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng đó, nên trở thành thông lệ.

Thông thường thì vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch, cùng với bàn thờ Tổ tiên và các bàn thờ khác trong nhà, hoặc vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Cúng Thần Tài để trả lễ khi gặp vận hên tài lộc.

Ngày thường cúng hoa quả, đồ chay còn ngày vía này người ta cúng mặn với cỗ tam sên gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc.
Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm. Có người còn cúng thêm cả cá nướng và cua... cái này cũng tùy điều kiện và hoàn cảnh của gia chủ.

Lau dọn bàn thờ Thần Tài

Trước khi cúng Thần Tài, bạn nên lau dọn bàn thờ Thần tài cẩn thận. Bàn thờ Thần Tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà. Bàn thờ là một chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bên trong khảm là bài vị Thần Tài.

Trước bài vị là bát hương kê trên một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

Mua vàng

Bên cạnh việc thờ cúng thông thường, theo truyền thống lâu đời, việc mua vàng được đặc biệt chú trọng trong ngày Thần Tài.

Nguyên nhân bởi theo tín ngưỡng dân gian, việc mua vàng – món kim loại quý có giá trị rất cao và thường được xem là vật “để dành” của đa số người dân Việt Nam vào ngày này cũng đồng nghĩa với việc mang của cải vào nhà trong một ngày đặc biệt có sự phù hộ của vị thần quản lý tài sản.

Điều này sẽ khiến cho tài vận của người mua vàng trở nên khởi sắc và ngày càng tốt đẹp trong năm đó.

Đọc to và đúng bài văn khấn Thần tài

Để cung thỉnh thần tài về, mọi nhà khi hành lễ nên đọc to bài văn khấn trong ngày cúng vía thần tài.

Ngoài ra, trong quan niệm của người Việt thì bàn thờ Thần Tài cực kỳ quan trọng đối sở hữu các người đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Lúc thờ ông Thần Tài giống như quý nhân phù trợ sở hữu thể với lộc tới mang cuộc sống của chủ nhân.

Chính bởi vậy, khi đã tìm sửa đủ bàn thờ chuẩn bị đọc văn khấn thần Tài và thỉnh rước tượng Thần Tài và Ông Địa về thờ cúng là cực kỳ quan trọng.

Đọc đúng bài văn khấn thần Tài thì hầu hết việc hành thông, công việc buôn bán, buôn bán của chủ nhân sẽ ko phát tài phát lộc. Trên thực tế nhiều người chưa biết bí quyết cúng, đọc bài văn khấn Thần Tài không đúng bí quyết phải hạn chế vận may và tài lộc.

Điều không nên làm khi cúng Thần Tài

1. Không đặt bàn thờ Thần Tài sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.

2. Không đặt bàn thờ Thần Tài ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.

3. Không nên ăn mặc luộm thuộm, không mặc đồ rách khi cúng.

4. Không nói bậy, chửi tục trước, trong và sau khi cúng.

Lưu ý khi cúng vía thần Tài

Sắm lễ để cúng vía thần Tài mọi người thường mua: 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng thịt lợn quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chén rượu.

Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, người làm kinh doanh thờ thần Tài nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hay đình chùa đều được, vì bản thân "thổ địa" thờ tại nhà cũng kiêm chức năng của thần Tài.

Nhiều người lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công. Thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có "vãng vong", dân gian gọi là vong lang thang vào phá. Tốt nhất ở nhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà.

Về thời gian cúng khấn và tháp hương thần Tài, chỉ nên thực hiện vào buổi chiều. Sách "Phong tục thờ cúng của người Việt": Người xưa cúng thần Tài quanh năm vào bất kỳ lúc nào thấy cần cầu xin chứ không chỉ vào dịp giỗ tết, ngày rằm mồng một. Ngày thường lễ cúng thần Tài đơn giản chỉ cần trầu nước và trái cây... Còn trong dịp giỗ tết hay ngày rằm mồng một có thể cúng bằng cỗ mặn. Nhưng thời gian thì chỉ nên thắp hương thần Tài vào buổi chiều hàng ngày.

* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.
DiaOcOnline.vn - Theo Kiến thức