Bếp có vai trò quyết định sự thịnh vượng của cả gia đình theo quan niệm người xưa. Còn các nhà phong thủy cho rằng, phòng bếp chủ về tài lộc và được ví như dạ dày của một cơ thể. Vì vậy, phải bố trí bếp theo Âm – Dương, Ngũ hành và không được để bếp bị thủy khắc.
Cách bố trí phòng bếp nhà bếp theo phong thủy cũng cần phải có sự nghiên cứu thật kỹ lưỡng từ gia chủ. Xem hướng đặt bếp, bày biện lò nấu, các vật dụng trong nhà bếp cho tốt với vượng khí trong gia đình của bạn. Có thể nhiều lúc nó sẽ không theo như ý của bạn muốn, nhưng nó là điều tốt ảnh hưởng một phần nào tới tiền tài và sức khỏe của bạn thì hãy nên theo nó.
Phòng bếp là nơi dự trữ thức ăn cho cả gia đình, là nguồn năng lượng chính cho tất cả mọi người để duy trì sự sống. Và những người đầu bếp thường rất chú trọng tới việc chế biến các món ăn của mình, thức ăn có ngon hay không còn phụ thuộc vào tâm trạng của người đầu bếp, nếu không tập trung thì thức ăn sẽ không bao giờ ngon.
Nhiều người vẫn biết bếp ăn theo quan niệm Ngũ hành là thuộc Hỏa. Theo các chuyên gia, không phải cứ bếp thuộc Hỏa thì gia chủ cần tăng cho Hỏa vượng lên bằng Mộc. Lý do, nếu Hỏa trong bếp quá vượng thì sẽ dẫn đến xung đột giữa những thành viên trong gia đình, dễ làm sứt mẻ tình cảm. Theo nguyên tắc tương sinh tương khắc trong Ngũ hành, gia chủ cần kết hợp hài hòa giữa các vật liệu để giúp tăng thuộc tính Hỏa, đồng thời phải kết hợp với các vật liệu khác để giúp hạn chế bớt thuộc tính Hỏa. Như vậy, môi trường nấu bếp sẽ hài hòa hơn và hòa khí trong gia đình cũng được duy trì tốt hơn.
Gia chủ cần đặc biệt lưu ý cân bằng yếu tố Ngũ hành. Không gian phòng bếp luôn luôn hội tụ hai yếu tố phong thủy xung khắc nhau rất lớn là Thủy và Hỏa. Vòi nước, tủ lạnh, bồn rửa chén bát… tượng trưng cho Thủy khí; còn bếp nấu tượng trưng cho Hỏa khí. Khi bố trí hai yếu tố này trong không gian phòng bếp, nên tuân thủ theo nguyên tắc “thủy hỏa bất dung”. Nghĩa là, bếp nấu nên tránh đặt lên trên rãnh, mương, đường nước. Khi đặt vị trí bếp nấu, tránh ở thế bị kẹp giữa hai thứ có mang theo Thủy khí như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát...
Nếu đặt bếp đun quá gần chậu rửa, trong khi đun bếp ta đồng thời sử dụng chậu rửa sẽ rất dễ làm cho nước bắn vào bếp. Như vậy không những ảnh hưởng đến việc đun nấu mà còn có thể gây mất an toàn. Chẳng hạn như nước bắn vào chảo dầu mỡ đang sôi sẽ làm dầu mỡ nóng bắn lên gây bỏng, đặc biệt là bắn vào mắt sẽ rất nguy hiểm.
Mặt khác, người đứng đun nấu mặt quay về bếp, lưng quay về tủ lạnh khiến cho cơ thể cùng lúc chịu ảnh hưởng của hai khối khí nóng lạnh chênh lệch rất lớn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể bị cảm lạnh, ít nhất cũng gây cảm giác khó chịu.
Còn nếu đặt máy giặt gần bếp cũng có thể làm nước bắn vào bếp đun, ảnh hưởng đến việc đun nấu như đã nói ở trên. Đồng thời mùi thức ăn có thể ám vào quần áo, hay dầu mỡ dây vào đồ giặt làm đồ bị dơ.
Còn việc đặt bếp trên rãnh nước, mương nước, đường ống nước… sẽ làm cho bếp luôn ẩm ướt, ảnh hưởng đến vệ sinh khu vực bếp. Đồng thời bếp ẩm thấp sẽ là môi trường cho vi khuẩn, côn trùng sinh sống và phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe và đến chính thực phẩm cũng như thức ăn khi đun nấu…
Từ nguyên tắc chung đó, gia chủ có thể chọn các loại gạch ốp tường hay kính ốp bếp sao cho phong phú và mang tính cá nhân tùy theo mệnh Ngũ hành của người sử dụng. Gạch, đá granite có màu xanh biển, màu đen là thuộc hành Thủy, nếu có ánh kim loại, kim sa thì thêm thuộc tính Kim. Đá granite màu đỏ là thuộc Hỏa, thêm các sắc độ vàng thì tăng thêm thuộc tính Thổ. Đá trắng và xám vốn thuộc hành Kim. Các loại tủ gỗ có màu từ vàng cam đến nâu đậm thuộc ba hành liên hoàn Mộc - Hỏa - Thổ. Còn hệ thống tủ inox là thuộc Kim, nếu có lớp sơn phủ bề mặt màu gì thì cộng thêm yếu tố của hành đó, ví dụ tủ bếp Inox sơn phủ màu cam thì tăng thêm Hỏa, phủ màu xanh biển thì thuộc Thủy.
DiaOcOnline.vn - Theo VietNamNet
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: