Top

Công ty Thép Vina Kyoei

Địa chỉ: 21-23 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại: 84.8.3824 4249        Fax: 84.8.38244221

E-mail: vinakyoeisteel@hcm.vnn.vn         Website: www.vinakyoeisteel.com

Năm 2012: Tiêu thụ thép dự kiến tăng 4%

Cập nhật 27/01/2012 09:20

Sức tiêu thụ thép trong năm 2011 đã giảm tới 10% so với năm trước do gặp phải hàng loạt những bất lợi từ thị trường.

Hiệp hội thép Việt Nam dự báo, năm 2012 nếu có tăng trưởng tiêu thụ thép thì cũng chỉ đạt khoảng 4%.

Tiêu thụ thép trong năm 2012 dự kiến tăng 4% (ảnh minh họa)

Theo Bộ Công thương, do sức tiêu thụ chậm, cácdoanh nghiệp (DN) trong ngành thép chỉ sản xuất cầm chừng để tránh tồn kho cũng như đọng vốn, nên sản lượng tính đến hết tháng 11/2011 đạt 6,44 triệu tấn, tiếp tục giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, hai thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Nhật Bản và Trung Quốc đều tiếp tục giảm giá thép xây dựng nên trong nước đã xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá để đẩy lượng hàng tiêu thụ, giảm lượng tồn kho. Nhiều DN đang chào giá thấp hơn giá thị trường 200.000 - 300.000 đồng/tấn.

Đáng chú ý, với lãi suất cao như hiện nay, mỗi tấn thép tồn kho, DN phải trả lãi vay ngân hàng 200.000 - 300.000 đồng cùng với các khoản chi phí khác. Trong bối cảnh khó khăn chung, thực tế các DN chỉ tăng chiết khấu bán hàng cho các đại lý 1-1,5 triệu đồng/tấn nhưng không giảm giá.

Theo các DN sản xuất thép, mặc dù lượng tồn kho lớn, tiêu thụ chậm, nhưng không thể giảm giá bán do hiện nay các nhà máy vẫn còn sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu trước đó với giá cao, nếu giảm giá bán sẽ bị lỗ nặng.

Còn các công ty thương mại cho rằng, sở dĩ các hãng thép chưa chịu giảm giá là do sức tiêu thụ đang quá thấp, nếu giảm lúc này rất dễ tác động đến tâm lý khách hàng, muốn chờ giá xuống nữa mới mua, lúc đó sẽ gây bất lợi cho nhà sản xuất.

Hiệp hội Thép Việt Nam cũng cho biết, công suất thép cán cả nước trong năm 2011 đạt khoảng 9 triệu tấn, sức tiêu thụ dự kiến chỉ ở mức 5,6 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với năm 2010.

Đây là kết quả của việc ngành thép đã phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như: các ngành tiêu thụ nhiều thép như đóng tầu, xây dựng, chế tạo cơ khí đều suy giảm; bất động sản đóng bằng; thiếu điện cho sản xuất; lãi suất cao…

DiaOcOnline.vn - Theo Dân Trí

Bước sang năm 2012, kinh tế trong nước vẫn chưa hết khó khăn, nên ngành thép trong nước chỉ đặt kế hoạch sản xuất khoảng 9,8 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2011 và tiêu thụ thép dự kiến chỉ tăng ở mức 4% so với năm 2011.