Tưởng nhớ Steve Jobs

Cập nhật 07/11/2013 10:42


Steve Jobs là nguồn cảm hứng cho những ý tưởng ra đời, là lời dặn dò về việc hãy chọn làm điều mà chúng ta hoài bão và theo đuổi đến cùng niềm đam mê, là bài học về "sự hoàn hảo" trong phát triển sản phẩm và "luôn nghĩ khác" trong marketing. Ngày 5/10/2013 là kỷ niệm 2 năm ngày mất của ông, bài viết này - dịch từ bài phát biểu của Jonathan Ive trong buổi Lễ tưởng niệm năm 2013 - được dành để tưởng nhớ về ông.

Ý tưởng.

Steve used to say to me (and he used to say this a lot), “Hey Jony, here’s a dopey idea.” And sometimes they were — really dopey. Sometimes they were truly dreadful. But sometimes they took the air from the room, and they left us both completely silent. Bold, crazy, magnificent ideas. Or quiet, simple ones which, in their subtlety, their detail, they were utterly profound.

Steve thường hay nói với tôi rằng - và ông nói điều này rất nhiều lần, “Hey Jony, tao có ý tưởng này ‘ghê’ lắm nè.” Và nhiều khi chúng “ghê” thật - “ghê” theo đúng nghĩa đen của nó. Đôi khi mấy ý tưởng đó chán òm. Nhưng đôi khi, những ý tưởng đó làm cả nhóm chúng tôi nín thở, và chỉ biết im lặng thẫn thờ. Từ táo bạo, điên rồ, cách mạng, đến những ý tưởng bình thường đơn giản - mà ẩn trong sự tinh tế, ẩn trong từng chi tiết - là những suy nghĩ sâu sắc cực kì.

And just as Steve loved ideas, and loved making stuff, he treated the process of creativity with a rare and a wonderful reverence. I think he, better than anyone, understood that while ideas ultimately can be so powerful, they begin as fragile, barely formed thoughts, so easily missed, so easily compromised, so easily just squished.

Và cũng như cách Steve yêu thích những ý tưởng, thích sáng chế, ông rất coi trọng quá trình phát triển sự sáng tạo một cách tuyệt vời, hiếm thấy. Tôi nghĩ rằng ông ấy, hơn bất cứ ai, hiểu rằng ngay cả những ý tưởng mà sau này được cho là sáng tạo nhất, tiềm năng nhất, cũng khởi đầu chỉ là những suy nghĩ rời rạc, mỏng manh dễ vỡ, dễ bị bỏ qua, dễ bị xem thường.

Ngay cả những ý tưởng mà sau này được cho là sáng tạo nhất, tiềm năng nhất, cũng khởi đầu chỉ là những suy nghĩ rời rạc, mỏng manh dễ vỡ, dễ bị bỏ qua, dễ bị xem thường.

I loved the way that he listened so intently. I loved his perception, his remarkable sensitivity, and his surgically precise opinion. I really believe there was a beauty in how singular, how keen his insight was, even though sometimes it could sting.

Tôi thích cái cách mà ông lắng nghe rất chăm chú. Tôi thích cách ông suy luận, sự nhạy bén, và những ý kiến chính xác đến từng li. Tôi thật sự tin, và thấy được vẻ đẹp của sự đơn giản, sắc bén trong những suy nghĩ của ông, mặc dù đôi khi chúng rất chua chát.

Đam mê sự hoàn hảo.

As I’m sure many of you know, Steve didn’t confine his sense of excellence to making products. When we travelled together, we would check in and I’d go up to my room. And I’d leave my bags very neatly by the door. And I wouldn’t unpack. And I would go and sit on the bed. I would go and sit on the bed next to the phone. And I would wait for the inevitable phone call: “Hey Jony, this hotel sucks. Let’s go.

Tôi chắc là nhiều người ở đây cũng biết, Steve không giới hạn cái thói quen “đam mê sự hoàn hảo” của mình trong chế tạo sản phẩm. Khi chúng tôi đi công tác cùng nhau, sau khi check-in thì tôi đi về phòng mình. Tôi sẽ để hành lý rất ngay ngắn ngay cửa phòng. Không vội vàng xả đồ làm gì. Rồi tôi đến ngồi kế bên cái điện thoại đầu giường. Để đợi một cuộc gọi chắc chắn sẽ đến: “Hey Jony, cái khách sạn này ‘gớm’ quá. Đi thôi.”

He used to joke that the lunatics had taken over the asylum, as we shared a giddy excitement spending months and months working on a part of a product that nobody would ever see. Not with their eyes. We did it because we really believed it was right because we cared. He believed that there was a gravity, almost a sense of civic responsibility, to care way beyond any sort of functional imperative.

Ông thường nói đùa là “những kẻ tâm thần đã chiếm được nhà thương điên rồi”, khi mà chúng tôi cùng chia sẻ niềm vui hiếm có là mất cả mấy tháng trời cho một bộ phận nhỏ xíu của sản phẩm mà sẽ không bao giờ có ai nhìn thấy. Không phải bằng mắt thường. Mà chúng tôi vẫn làm vì chúng tôi tin rằng mình có nghĩa vụ phải quan tâm. Ông tin rằng có một sự thúc đẩy tự nhiên, giống như là trách nhiệm với toàn nhân loại, là mình phải quan tâm, phải để ý vượt lên trên và vươn ra ngoài những mệnh lệnh được giao.

Ông thường nói đùa là “những kẻ tâm thần đã chiếm được nhà thương điên rồi”, khi mà chúng tôi cùng chia sẻ niềm vui hiếm có là mất cả mấy tháng trời cho một bộ phận nhỏ xíu của sản phẩm mà sẽ không bao giờ có ai nhìn thấy. Mà chúng tôi vẫn làm vì chúng tôi tin rằng mình có nghĩa vụ phải quan tâm.

While the work hopefully appeared inevitable, appeared simple and easy, it really cost. It cost us all, didn’t it? But you know what? It cost him most. He cared the most. He worried the most deeply. He constantly questioned, “Is this good enough? Is this right?” And despite all his successes, all his achievements, he never assumed that we would get there in the end. When the ideas didn’t come, and when the prototypes failed, it was with with great intent, with faith, that he decided to believe we would eventually make something great.

Nhìn bề ngoài, nhiều việc tưởng như có vẻ hiển nhiên, có vẻ dễ dàng và đơn giản, nhưng không phải đâu, phải đánh đổi nhiều lắm. Chúng ta phải nỗ lực nhiều lắm, đúng không? Nhưng bạn biết không, Steve nỗ lực nhiều nhất. Ông quan tâm ghê lắm. Ông lo nghĩ nhiều nhất, và sâu sắc nhất. Ông luôn tự hỏi rằng, “Như vậy đã tốt chưa? Như vậy có đúng không?”. Và mặc cho tất cả những thành công, những thành tựu trước đây, ông không bao giờ cho là tự nhiên rồi cuối cùng mình sẽ làm được. Khi một ý tưởng không tới, hay khi một mẫu thử thất bại, bằng một niềm tin và ý chí sắt đá, ông luôn chọn cách nghĩ là phải cố lên, thế nào rồi chúng tôi cũng sẽ làm được điều phi thường.

But the joy of getting there! I loved his enthusiasm, his simple delight (often, I think, mixed with some relief) that, yeah, we got there. We got there in the end and it was good. You can see his smile, can’t you? The celebration of making something great for everybody, enjoying the defeat of cynicism, the rejection of reason, the rejection of being told a hundred times, “You can’t do that”. So his, I think, was a victory for beauty, for purity, and, as he would say, for giving a damn.

Và cái niềm vui khi về đích! Tôi yêu sự nhiệt huyết của ông ấy, sự hân hoan (mà tôi nghĩ, đôi khi, theo đó là sự giải toả áp lực) khi hoàn thành điều gì đó. Chúng tôi đã làm được và cảm giác thật tuyệt vời. Bạn thấy nụ cười của ông ấy đúng không? Sự hân hoan khi làm được điều gì đó vĩ đại cho tất cả mọi người, chiến thắng những hoài nghi, đánh bại những phản bác từ những lý do, lý lẽ người ta hay đưa ra để nói với bạn rằng, “Mày không làm được đâu ”. Vậy nên, sự hân hoan của ông ấy, tôi nghĩ, là chiến thắng của vẻ đẹp, của sự thuần khiết, mà như cách ông thường nói, không phải bận tâm làm gì.

Sự hân hoan khi làm được điều gì đó vĩ đại cho tất cả mọi người, chiến thắng những hoài nghi, đánh bại những phản bác từ những lý do, lý lẽ người ta hay đưa ra để nói với bạn rằng, “Mày không làm được đâu”.

Lời tạm biệt.

He was my closest and my most loyal friend. We worked together for nearly fifteen years and he still laughed at the way I say “aluminium”. For the past two weeks, we’ve all been struggling to find ways to say goodbye. This morning I simply want to end by saying, “Thank you, Steve.” Thank you for your remarkable vision, which has united and inspired this extraordinary group of people. For all that we have learned from you, and for all that we will continue to learn from each other: Thank you, Steve.

Ông ấy là người bạn thân và chân thành nhất của tôi. Chúng tôi đã làm việc với nhau 15 năm, mà ông ấy vẫn cười mỗi khi tôi nói chữ “Aluminium”.

Hai tuần vừa rồi, chúng tôi đã rất khó khăn để nói lời từ biệt. Còn sáng nay, tôi chỉ muốn kết thúc ở đây bằng 2 chữ “Cảm ơn, Steve.” Cảm ơn tầm nhìn vĩ đại của ông, đã truyền cảm hứng và gắn kết chúng tôi lại với nhau ở đây. Vì tất cả những điều chúng tôi đã học từ ông, và rằng chúng tôi sẽ tiếp tục học hỏi lẫn nhau: Cảm ơn, Steve!

DiaOcOnline.vn - Theo BrandsVietnam