Những gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim (Howard Schultz - CEO Starbucks) đã nói như thế, và rõ ràng kinh doanh ngoài lý trí của những bản nghiên cứu thị trường thì doanh nghiệp vẫn phải dùng đến trái tim để biến những thông điệp quảng cáo của mình có được sức hút của một thanh nam châm.
Hãy xem họ nêm tình yêu như thế nào
Từ trái tim xin một lần, tôi yêu Việt Nam (Honda Việt Nam), Cùng P/s bảo vệ nụ cười Việt Nam (Unilever); Gia đình đón tết, về nhà trên hết (Knor); Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn (Omo) Càng ngắm càng yêu (Essance), Khám phá vẻ đẹp rạng rỡ trong bạn (sữa tắm LUX), Một phần tất yếu của cuộc sống (LAVIE ), Ngọt ngào như vòng tay âu yếm (Alpenliebe ) ...
Mê đắm ca khúc "Rhythm of the rain" trong TVC quảng cáo của Singum Doublemin, nặng lòng cùng Trung Nguyên vì bức tâm thư của Đặng Lê Nguyên Vũ, mua một quyển sách vì có một câu nói, một trích dẫn của một trái tim đồng cảm yêu thương, chỉ chọn Lifeboy bởi câu định vị đầy tình yêu và trách nhiệm "Vì một Việt Nam khỏe mạnh", lựa chọn để treo một quyển lịch được tặng từ khách hàng với những hình ảnh và trích dẫn câu nói của những người nổi tiếng làm tôi mê mẩn.
Là con gái thật tuyệt (Diana), Giờ giải lao rồi (Cocacola) hay Cứ làm đi (Nike) ... những thông điệp đơn giản ấy đã đi vào trái tim hàng triệu người tiêu dùng, bởi nó là những thứ mà trái tim chúng ta luôn cần, và vì trong tình yêu thường không có điều kiện hay toan tính thiệt hơn.
Ngày nay, nhờ các agency mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu biết nêm gia vị tình yêu vào cho thương hiệu của mình, chẳng hạn như Bitis với Nâng niu bàn chân Việt, Viettel với Hãy nói theo cách của bạn, tập đoàn VNPT với Cuộc sống đích thực, Diana với Là con gái thật tuyệt, Bia Sài Gòn với Có thể bạn không cao nhưng ai cũng phải ngước nhìn, Vinacafe với Không nên hoãn cái sự sung sướng đó lại, ...
Tình yêu, thần dược cho thương hiệu
Câu chuyện tình yêu giữa chàng Romeo và nàng Juliet (William Shakespeare ), giữa nàng Thúy Kiều và Kim Trọng (Nguyễn Du) hay của Howard Schultz của Starbuck, những câu chuyện ấy đều đã trở thành những huyền thoại, tình yêu ấy luôn được tôn trọng và chung thủy.
Thương hiệu không thể là một cô nàng đỏng đảnh với một tình yêu theo kiểu được dăm hôm rồi bỏ, cũng như doanh nghiệp không thể vì lợi trước mắt mà quên đi tình yêu của mình. Nếu thế thương hiệu ấy sẽ nhanh chóng bị lãng quên mà thôi.
Bia Sài Gòn – ra đời năm 1875 và đến nay vẫn là thương hiệu hàng đầu dành cho người sành bia.
Trịnh Công Sơn – luôn chung thủy với một dòng nhạc duy nhất với một cô ca sỹ duy nhất.
Steve Job - dành cả cuộc đời chỉ để cho một cho một "Think Different".
Một bài học thương đau khi từ bỏ tình yêu, năm 1985 Cocacola đã bỏ ra 4 triệu USD để khảo sát 200.000 người trên khắp nước Mỹ, bản khảo sát đã chỉ ra rằng 55% người thích mùi vị mới của New Coke hơn.
Kết quả là New Coke đã ra đời và thay thế cho CocaCola đã tồn tại suốt 100 năm qua. Tuy nhiên chỉ sau hai tháng, New coke đã phải thu hồi toàn bộ sản phẩm đã bán ra của mình, bởi mỗi ngày New Coke phải tiếp nhận đến 6.000 cuộc gọi phàn nàn về sản phẩm mới này.
Thế mới thấy tình yêu cho thương hiệu quan trọng, và rằng nếu muốn thành công thì xin đừng phản bội tình yêu.
DiaOcOnline.vn - Theo Brandsvietnam