Điều đáng buồn là các doanh nghiệp nội khá yếu thế trên mảnh đất “màu mỡ” này
Mảnh đất màu mỡ
Tại Việt Nam, thị trường đồ uống là nhóm ngành luôn có được tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài. Theo ước tính của BMI, trong giai đoạn bảy năm từ 2010 đến 2017, doanh số thị trường nước giải khát (soft drinks) dự kiến tăng 2,6 lần từ 50 nghìn tỷ lên 130 tỷ đồng.
Thị trường đồ uống có cồn, với quy mô gấp đôi nước giải khát, dự kiến tăng từ 106 nghìn tỷ lên 290 tỷ đồng.
Vậy nhưng điều đáng buồn là các doanh nghiệp nội khá yếu thế trên mảnh đất “màu mỡ” này.
Ngoài thị trường bia vẫn do 2 doanh nghiệp nội là Sabeco và Habeco nắm giữ khoảng 2/3 thị phần thì ở mảng nước giải khát, thị trường hầu như nằm trong các doanh nghiệp nước ngoài. Chỉ có duy nhất Tân Hiệp Phát là tạo dựng được cho mình một vị thế đáng kể khi cùng với Pepsi và Coca-Cola đứng ở top đầu.
Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoại thì liên tục bành trướng. Một cái tên mới nhưng khá “đáng gờm” là URC (Universal Robina Corporation) đến từ Philippines với trà xanh C2 cùng một số sản phẩm bánh kẹo khác. Theo công bố của URC, với 36% thị phần, sản phẩm C2 đang đứng thứ 2 trên thị trường trà xanh uống liền (sau Trà Không Độ của THP với 56%).
Các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản cũng là những cái tên đầy tham vọng dù sự hiện diện của họ vẫn còn rất khiêm tốn.
Đầu tiên là Kirin Holdings – từng nhảy vào thương vụ thâu tóm bia Tiger – mua lại Interfoods, công ty sở hữu thương hiệu trà bí đao Wonderfarm. Việc mua lại Interfoods còn nhằm tận dụng hệ thống phân phối của công ty này để tung ra các sản phẩm của Kirin.
Tiếp đến, Suntory mua lại 51% cổ phần trong mảng sản xuất và kinh doanh đồ uống của Pepsi Việt Nam. Đây là động thái nằm trong chiếc lược mở rộng hoạt động của Suntory trên toàn cầu, trong đó có thị trường đồ uống Đông Nam Á.
Tập đoàn Uni-President của Đài Loan cũng nhanh tay mua về Tribeco khi doanh nghiệp này ngập trong khó khăn.
Mua lại để rút ngắn thời gian
Với tiềm lực tài chính hùng hậu của mình, việc các tập đoàn đa quốc gia chi đậm cho việc mua lại cổ phần của các thương hiệu lớn được đánh giá là bước đi thông minh nhằm rút ngắn thời gian thâm nhập thị trường.
Chính vì vậy mà Tập đoàn đồ uống Anh quốc Diageo đã sẵn sàng chi đến 90 triệu USD để sở hữu 45% cổ phần của Halico – nhà sản xuất rượu lớn nhất Việt Nam – dù cho tình hình kinh doanh hiện tại của Halico khá èo uột.
Cũng với mức giá trên, Carlsberg đã mua nốt 50% cổ phần và hiện sở hữu toàn bộ Bia Huế.
Ở vị trí thứ 4, Carlsberg gần đây đã có một động thái quan trọng khi chi ra 90 triệu USD để mua nốt 50% cổ phần của Bia Huế.
Hãng bia Đan Mạch này cũng sở hữu cổ phần tại nhiều doanh nghiệp đồ uống khác tại Việt Nam.
Cũng với mức giá trên, tập đoàn đồ uống Anh quốc Diageo đã mua lại được 45,5% cổ phần của Halico, nhà sản xuất Vodka lớn nhất Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp nội sở hữu những thương hiệu tốt. Nhưng điều đó sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu thiếu vốn. Vốn để mở rộng sản xuất, vốn để xây dựng hệ thống phân phối, vốn để quảng cáo… Đó là điểm yếu của doanh nghiệp nội nhưng lại là điểm mạnh của các tập đoàn đa quốc gia.
Chỉ một số ít doanh nghiệp Việt là có quy mô vào loại lớn trong ngành như Sabeco, Habeco hay Tân Hiệp Phát. Phần còn lại chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ đứng độc lập, sức cạnh tranh yếu nên dễ bị đào thải hoặc bị thâu tóm.
DiaOcOnline.vn -Theo Dùng hàng Việt