Vật liệu xây dựng liên tục tăng giá: Nhiều công trình chậm tiến độ

Cập nhật 30/11/2011 15:55


Dự án cống hóa và làm đường tuyến Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng bị chậm tiến độ gần chục năm nay có một phần nguyên nhân do giá vật liệu tăng cao. Images: Kim Anh
Thời gian gần đây, rất nhiều công trình xây dựng hạ tầng đô thị, giao thông trên địa bàn Hà Nội chậm tiến độ.

Về nguyên nhân của tình trạng trên, hầu hết các nhà thầu đều cho rằng do giá vật liệu xây dựng (VLXD) tăng liên tục đã vượt giá bỏ thầu ban đầu, nếu tiếp tục thi công sẽ rơi vào cảnh thua lỗ nặng

Nhà thầu uể oải, công trình ì ạch

Bảng công bố giá VLXD của Sở Xây dựng ghi rõ: “Giá VLXD trong bảng công bố giá được xác định trên cơ sở khảo sát mặt bằng giá trên toàn địa bàn TP Hà Nội, là giá trung bình đến chân công trình tại thời điểm công bố”. Tuy nhiên, theo rất nhiều nhà thầu đang thi công trên địa bàn Hà Nội, giá VLXD thực tế nhập về chênh lệch rất nhiều so với công bố giá mà Sở Xây dựng đưa ra.

Khi nhà thầu thi công kiểu cầm cự

Giá VLXD leo thang từng ngày khiến các chủ thầu xây dựng ở Hà Nội méo mặt, lo thiếu vốn. Nhưng nỗi lo thiếu vốn còn chưa kịp nguôi, các nhà thầu lại nhức đầu về chênh lệch giữa khung giá VLXD thực tế với báo giá vật liệu của Sở Xây dựng ban hành.

Dự án đường liên huyện Thanh Trì tuyến Vĩnh Quỳnh - Đại Áng khởi công từ đầu năm 2010. Ban đầu xe tải, máy xúc chở cát sỏi về làm đường sôi động người dân ai cũng háo hức mong con đường mới. Thế nhưng, hơn một năm nay, máy xúc, máy ủi nằm im lìm bên vệ đường. Ông Nguyễn Kim Lương, chỉ huy trưởng Gói thầu 2 của dự án (Công ty CP Đầu tư xây dựng Phú Nguyên) cho biết, ban đầu dự án chậm là do vướng GPMB. Nhưng khi GPMB xong thì không thể thi công tiếp, vì giá vật liệu tăng chóng mặt. Ông Lương dẫn chứng, với 1,4km đường mà công ty thi công, một ngày phải nhập 10 xe đá dăm, tương đương với 260m3. Giá thực tế mà công ty phải nhập về 170.000 đồng/m3 trong khi đó khung giá của Sở Xây dựng đưa ra 147.000đồng/m3. Như vậy, cả công trình tốn khoảng 7.300m3 đá dăm, thì số tiền lỗ của doanh nghiệp lên cao đến mức nào, chưa tính đến giá các loại VLXD khác.

Khu làng nghề xã Vân Hà, huyện Đông Anh cũng rơi vào tình trạng tương tự. Hiện cả xã có hàng nghìn hộ dân làm nghề thủ công mỹ nghệ nên môi trường sống bị ô nhiễm. Huyện Đông Anh đã xây dựng một khu tập trung để người dân làm nghề vào làm việc, giảm tình trạng ô nhiễm làng nghề. Dự án rục rịch khởi công từ giữa tháng 6/2010, nhưng đến nay, phần san nền chưa được hoàn thiện. Ông Nguyễn Xuân Khánh, Công ty CP Phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam cho biết, trúng thầu từ tháng 6/2010, nhưng đến 8/4 vừa qua mới GPMB xong cũng là lúc giá VLXD lên cao. Thế nhưng, vì tiến độ công trình, Công ty vẫn phải cố gắng thi công những hạng mục chưa cần đến quá nhiều vật liệu xây dựng. Nhưng kể cả ở khâu san nền, giá nhân công đã tăng lên 100 - 150.000đồng/người/ngày công, trong khi giá thanh toán 78.000đồng/người/ngày. Ông Khánh khẳng định, công trình giá trị 54 tỷ đồng nếu cứ tiếp tục thi công và thanh toán theo khung giá của Sở Xây dựng, chắc chắn sẽ lỗ từ 15 đến 20 tỷ đồng. Bởi khoản tiền cả chục tỷ đồng bỏ ra thi công trước đó chưa được thanh toán, nay nếu thi công tiếp đồng nghĩa với việc nhà thầu phải bù ra trước 100% kinh phí mua vật tư theo giá thực tế (cao hơn giá dự toán ban đầu khoảng 50%).

Công trình càng to lỗ càng lớn


Để thực hiện bài viết này, phóng viên đã tiếp xúc với nhiều chủ thầu xây dựng tại Hà Nội và hầu hết đều cho biết, các dự án họ đang thi công dở dang đều ký hợp đồng từ năm 2010, nhưng đến thời điểm này, phải dừng chờ giá VLXD ổn định trở lại. Bởi trong hợp đồng chỉ cho phép bù giá 10% so với chi phí tại thời điểm ký kết. Song, thực tế hiện nay giá các loại vật liệu đều tăng cao từ 20 đến 40%,
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy có tổng diện tích gần 7.000km2, dân số trên 10 triệu người, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển KT - XH của 5 tỉnh, TP: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hòa Bình. Nhằm tăng cường công tác BVMT lưu vực sông theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đã có 4/5 tỉnh, TP thành lập Ban chỉ đạo triển khai Đề án sông Nhuệ - Đáy tại địa phương.
nên rất khó khăn. Thêm vào đó, việc các cơ quan chức năng chậm tính toán điều chỉnh mức trượt giá để bù khoản chênh lệch càng khiến các nhà thầu uể oải, ngại thi công. Nhiều nhà thầu cho biết: Đa số các chủ đầu tư chỉ thanh toán cho nhà thầu 80% tiền công, còn giữ lại 20%. Doanh nghiệp xây dựng cơ bản sống bằng vốn vay, vốn pháp định chỉ chiếm khoảng 10%. Chật vật như thế nhưng việc đau đầu nhất là đối phó với việc giá VLXD tăng trong khi khung giá của Sở Xây dựng đưa ra thấp hơn hẳn so với giá thực tế.

Các nhà thầu đã tính toán trượt giá theo hợp đồng gốc được tính trượt giá chỉ khoảng trên dưới 15%. Tuy nhiên, các chi phí thi công thực tế của nhà thầu đã vượt từ 1,5 đến 2,5 lần. Trong đó, thép tăng 165%, vật liệu đắp từ 150 - 200%, cát thoát nước tăng 200%... Do vậy, phần trượt giá theo hợp đồng không phản ánh đúng so với biến động của thị trường. Trong đó, chi phí tăng do chậm bàn giao mặt bằng nhưng nhà thầu vẫn phải chịu do giá tăng so với thời điểm khởi công là một bất cập lớn.

Ông Lê Văn Tuân, chỉ huy trưởng gói thầu số 4, Công trình Đấu giá hạ tầng Tiên Dương - Đông Anh đề xuất nên tách chỉ số của một số loại nguyên vật liệu chính có giá tăng quá cao để bù riêng chứ không căn cứ theo hợp đồng. Rất mong Sở Xây dựng xem xét với đề xuất trên bởi điều này sẽ giúp các nhà thầu bớt lỗ và tập trung đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành đúng tiến độ các dự án.

DiaOcOnline.vn - Theo Kinh Tế Đô Thị