Ông Đào Trung Chính, Vụ phó Vụ Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa trao đổi với Báo giới về hiện tượng mua bán, chuyển nhượng đất nông nghiệp tràn lan hiện nay ở Hà Tây.
Theo ông Chính, việc chuyển nhượng đất nông nghiệp phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; đất xác định là đất nông nghiệp trồng lúa nước thì chỉ có những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp mới được nhận chuyển nhượng; tự ý làm biến dạng địa hình, hủy họai đất thì sẽ bị xử phạt...
* Thời gian gần đây, Hà Tây rộ lên phong trào mua bán đất nông nghiệp tràn lan khi tin đồn thời điểm sáp nhập Hà Nội - Hà Tây không còn bao xa. Ông nhận định thế nào về hành vi này?
Việc đầu tiên phải quan tâm là hiện nay có một số trường hợp chuyển nhượng chờ quy họach, đặc biệt là Hà Tây đang chờ quy hoạch sáp nhập vào Hà Nội và họ hy vọng đất nông nghiệp ấy được chuyển đổi mục đích. Tuy nhiên, giờ phút này mới chỉ là chủ trương, cho đến lúc sáp nhập thành hiện thực thì theo pháp luật đất đai, việc chuyển nhượng đất nông nghiệp phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Tôi muốn nhấn mạnh, Luật Đất đai và Nghị định 181 có quy định, trong trường hợp đất xác định là đất nông nghiệp trồng lúa nước thì chỉ có những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp mới được nhận chuyển nhượng.
Thứ hai, theo Nghị định 182, các hành vi: sử dụng đất không đúng mục đích; Lấn, chiếm đất; Huỷ hoại đất; Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai; Tự chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho đối với đất không đủ điều kiện chuyển quyền sử dụng đất... là vi phạm hành chính trong sử dụng đất.
Trong khi đất canh tác để hình thành mất vài trăm năm, rất mất tiền của mới hình thành đất màu mỡ vậy..., mà tự ý làm biến dạng địa hình, hủy hoại đất thì sẽ bị xử phạt.
Thứ ba, việc nhận chuyển nhượng rồi xin chuyển mục đích sang làm đất ở trong khi quy hoạch chưa có, vẫn đang là đất lúa thì sẽ không giải quyết hồ sơ, phát hiện ra chuyển nhượng trái phép thì sẽ bị xử phạt. Thậm chí, ngay cả những trường hợp vừa làm động tác chuyển nhượng, vừa làm động tác xin chuyển mục đích trong khi đang là đất lúa, chưa có quy hoạch thì cũng là vi phạm pháp luật đất đai.
* Thế nghĩa là hiện tượng chuyển nhượng đất nông nghiệp tràn lan này là không hợp pháp, thưa ông?
Ông Đào Trung Chính, Vụ phó
Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên và
Môi trường (Ảnh:vnmedia.vn).
Điều 182 (Nghị định 181): Trách nhiệm của cán bộ địa chính và Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất:
1. Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng đất tại địa phương để phát hiện kịp thời những trường hợp lấn, chiếm đất đai, không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật và các trường hợp khác có vi phạm hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai; trong thời hạn không quá một (01) ngày kể từ khi phát hiện sai phạm phải báo cáo bằng văn bản lên Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để xử lý, đồng gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường.
2. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo thường xuyên việc kiểm tra phát hiện các hành vi lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật.
Trong thời hạn không quá một (01) ngày kể từ khi phát hiện vi phạm hoặc được báo cáo có vi phạm thì phải tổ chức việc kiểm tra, lập biên bản, ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm, xử phạt hành chính theo thẩm quyền và yêu cầu tự khôi phục lại tình trạng sử dụng đất ban đầu; nếu người có hành vi vi phạm không chấp hành quyết định đình chỉ thì ra quyết định cưỡng chế khôi phục lại tình trạng sử dụng đất ban đầu và báo cáo bằng văn bản lên UBND cấp trên trực tiếp.