Làm thế nào để bảo toàn vốn, không mất tiền đi, thậm chí còn có khả năng sinh lời an toàn trong số 5 loại hình đầu tư tài chính như ngoại tệ, tiền đồng, vàng, chứng khoán, BĐS, đang là băn khoăn chung của người dân và nhà đầu tư.
Khi trả lời phóng vấn Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - báo VietNamNet về lời khuyên lựa chọn kênh đầu, hầu hết các chuyên gia kinh tế độc lập và đại diện doanh nghiệp tài chính đều khuyên rằng, đây không phải là thời điểm dễ dàng kiếm bộn tiền từ việc lướt sóng như các năm về trước, mà người dân và nhà đầu tư/đầu cơ nên tìm sự ổn định, bảo toàn trong tầm nhìn dài hạn.
Đầu tư đôla Mỹ thiếu "sóng"
Theo Phó giám đốc Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Hà Nội - ông Đặng Hải Chung, 4 tháng đầu năm, tiền gửi ngoại tệ, đặc biệt là đôla Mỹ vào các ngân hàng thương mại (NHTM) tăng trưởng đều, với tốc độ rất mạnh so với cùng kỳ các năm trước.
Tuy nhiên sang tháng 5-6, tốc độ này lại giảm đáng kể vì Chính phủ thông qua Ngân hàng Nhà nước kiên quyết chống đôla hóa nền kinh tế bằng các thông tư 02 và 14 - quy định lãi suất tiền gửi đôla tại các NHTM chỉ tối đa 2%/năm. Trong khi đó huy động tiền gửi VND ở mức 14%.
Mức chênh lệch lãi suất tiền gửi VND cao gấp 6-7 lần so với đôla Mỹ đã tạo nên xu hướng chuyển dịch ào ào của người dân từ gửi đôla Mỹ trước kia sang gửi VND. Bằng chứng là hết tháng 5, tốc độ tăng trưởng huy động vốn VND tăng trưởng 1,32% trên toàn ngành, thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi đôla Mỹ giảm gần 2%.
Cùng với việc các tập đoàn Nhà nước được yêu cầu bán đôla cho ngân hàng và việc siết chặt lại thị trường kinh doanh ngoại tệ tự do, dẫn đến nguồn cung và tỷ giá đôla Mỹ trên thị trường nửa năm nay tương đối ổn định, dồi dào.
Thị trường không có các đợt sóng mạnh như năm 2009-2010, do đó kỳ vọng "vớ bẫm" từ việc mua đi bán lại ngoại tệ của nhà đầu tư trong ngắn hạn năm nay là xa thực tế.
Tuy nhiên trong một phân tích từ xu hướng thị trường tiền tệ thế giới và nguyên tắc cân bằng lãi suất và tỷ giá, TS.Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW quan sát thấy, đầu cơ nhân dân tệ trong bối cảnh đồng tiền này liên tục tăng giá từ 3-4 năm nay đã đem lại nhiều thắng lợi cho một bộ phận doanh nghiệp và cá nhân.
Ông nói: Nếu doanh nghiệp biết bảo hiểm phái sinh ngoại tệ và tỷ giá thì sẽ tránh được rất nhiều rủi ro trong kinh doanh, giao dịch thương mại. Thậm chí còn có thể "kiếm chác" được cả trên thị trường tiền tệ và bảo hiểm nếu đầu tư theo nguyên tắc cân bằng lãi suất.
Lãi suất VND cao nhưng vẫn lỗ?
Theo TS. Vũ Đình Ánh từ Viện nghiên cứu Thị trường Giá cả - Bộ Tài Chính, dự báo tình hình lạm phát năm nay là một điều không dễ dàng. Từ đầu năm đến nay, các chỉ số lạm phát thực tế luôn vượt sớm mục tiêu đề ra cho cả năm. Mặc dù tháng 6 vừa qua, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) đã giảm nhẹ so với các tháng liền trước, nhưng tình hình các tháng còn lại là chưa hề khả quan.
Chỉ tiêu lạm phát cả năm 2011 hiện được Chính phủ nới trong khoảng 17-18%, tuy nhiên cho đến nay, nhiều ý kiến đều hội tụ: lạm phát cả năm vào khoảng 20%.
Nếu đúng như dự đoán của nhiều chuyên gia về mức lạm phát như vậy thì gửi tiết kiệm bằng VND với mức lãi suất thực tế hiện nay, mặc dù có thể lên đến 18-19%/năm - cao hơn cả mức trung bình 18% tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của 600 doanh nghiêp niêm yết trên sàn chứng khoán VN, thì cũng rất tế nhị để kết luận mức lãi suất như vậy là thực dương hay thực âm và việc gửi tiết kiệm VND là lợi hay thiệt.
"Chỉ hiểu đơn thuần lãi suất thực được nhận là hiệu số giữa chỉ số lạm phát và lãi suất tiền gửi thì từ đầu năm đến giờ, tôi nghĩ rằng đồng tiền mà chúng ta gửi ngân hàng là không sinh lợi so với mức độ lạm phát hiện nay" - ông Đặng Hải Chung thẳng thắn.
Vị Phó GĐ chi nhánh Hà Nội của Tiên Phong Bank dự đoán, trong ngắn hạn từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền đồng sẽ được duy trì ở mức cao hơn tốc độ tăng CPI và hấp dẫn hơn rất nhiều so với gửi đôla Mỹ.
Còn trung hạn, tức trong vòng 12 tháng tới, tình hình lãi suất sẽ phụ thuộc rất lớn vào CPI quý IV/2011. Dự báo lãi suất sẽ loanh quanh mức 19-20% và sẽ có những đợt căng thẳng về lãi suất, thanh khoản ngân hàng theo thông lệ vào cuối năm dương, đầu năm âm lịch.
"Qua đêm" với vàng
Với kênh đầu tư vàng, TS. Võ Trí Thành cho rằng, từ đầu năm đến giờ, diễn biến giá vàng không nằm ngoài dự báo. Tức là từ mức 1.450 USD/ounce hồi đầu năm thì hiện tại giá vàng thế giới đã vào khoảng 1.620 USD/ounce. Tính theo đôla thì giá vàng hiện đã tăng 10%.
DiaOcOnline.vn - Theo DĐKTVN