Thị trường bất động sản năm nay có thể sẽ khởi sắc,
điều này không phải là không có cơ sở.
Dấu hiệu tốt lành đầu tiên là lãi suất cho vay của các ngân
hàng đã giảm sau khi Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất cơ
bản còn 7%/năm. Điều này một mặt tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn với giá chấp nhận
được mặt khác kích thích người có tiền nhàn rỗi đầu tư
vào bất động sản vì gửi ở ngân hàng không còn hấp dẫn
nữa.
Thứ hai, nhiều dự án lớn tại TPHCM như khu tứ giác Mã
Lạng, khu tứ giác Bến Thành, khu tam giác Trần Hưng Đạo -
Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Thái Học... đang được thúc đẩy, sẽ
cung cấp một khoản tài chính đáng kể từ tiền đền bù giải
tỏa của dân cho thị trường bất động sản. Nghĩa là, khi nhận
được tiền đền bù giải tỏa, số người dân này sẽ dùng tiền
đi mua nhà, từ đó góp phần làm cho thị trường bất động
sản ấm lên.
Ngoài ra, tại TPHCM hàng loạt dự án về cơ sở
hạ tầng, đặc biệt thông qua chính sách kích cầu của Chính
phủ được triển khai cũng góp phần kích thích giá đất cũng
như việc sang nhượng tăng lên tại những nơi có dự án đi
qua. Có thể kể một số dự án như cầu Phú Mỹ đang tăng tốc
để hoàn thành trong năm 2009, dự án đại lộ Đông-tây với
một số hạng mục đã hoàn thành như cầu Khánh Hội, cầu
Calmette hoặc dự án xây dựng tuyến metro Bến Thành -
Suối Tiên đang bắt đầu giải phóng mặt bằng...
Một dấu hiệu nữa giúp cho tôi có niềm tin rằng thị trường
bất động sản sẽ khởi sắc là cầu về nhà đất trong dân vẫn
còn rất cao. Có những dự án, chẳng hạn như dự án Riverside
Residence của Phú Mỹ Hưng với 133 căn hộ đã được bán
sạch chỉ trong một buổi sáng. Điều đó cho thấy nếu các dự
án có vị trí đẹp; giá bán phải chăng; chất lượng, kiến trúc tốt;
giao nhà, nền đúng tiến độ thì vẫn thu hút người mua. Tôi
biết có rất nhiều người từ miền Bắc vào mua nhà ở Phú Mỹ
Hưng để cho thuê. Chưa nói tại TPHCM dân số nói chung và
dân nhập cư với nhu cầu về nhà ở vẫn tiếp tục gia tăng.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là thủ tục hành
chính. Chi phí cho thủ tục hành chính và tiêu cực trong
lĩnh vực đất đai, xây dựng hiện nay quá lớn. Chính phủ
cũng như chính quyền thành phố phải quyết tâm cải cách
mạnh hơn nữa để giảm bớt thủ tục, ngăn chặn tiêu cực,
nhũng nhiễu thì mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa
ra được nhà giá rẻ và kịp thời.
Về mặt lâu dài, Nhà nước nên có một chiến lược phát triển thị trường nhà đất bền
vũng. Hiện nay, việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang
đất phi nông nghiệp quá nhanh, tình trạng này diễn ra
gần như ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Có những dự
án thu gom hàng trăm héc ta đất rồi để đó hoặc xây dựng
tràn lan, vừa lãng phí, vừa đẩy nông dân đến chỗ mất đất,
vừa gây ô nhiễm. Đây là vấn đề lớn cần được xem xét. (Tiến sĩ Đỗ Thị Loan – Tổng thư ký Hiệp hội BĐS TP.HCM)