Mỗi ngành làm một kiểu quy hoạch, quy hoạch không biết đến sở hữu quyền sử dụng đất, không gắn với địa chính; bên cạnh đó việc thiếu một hệ thống đánh giá đất đúng với kinh tế thị trường… là những tác động lớn đến hiện trạng sử dụng đất phát triển, định cư ở đô thị và nông thôn nước ta.
Theo TS Đỗ Tú Lan (Bộ Xây dựng) về thể chế, các luật, các nghị định, các tiêu chuẩn, quy phạm hiện nay có rất nhiều bất cập trong điều hành quản lý. Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng phải có một quy hoạch sử dụng đất mang tính chất tổng thể.Ngành Nông nghiệp có quy hoạch, đô thị có quy hoạch, giao thông cũng có quy hoạch… mỗi “anh” đều có quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất bao trùm hết. Nhưng về quy hoạch, về Luật Xây dựng và phát triển đô thị, Bộ Xây dựng lại cho rằng quy hoạch sử dụng đất để phát triển đô thị. Đó là một quy hoạch để áp dụng ngay vào thực tế để xây dựng và quản lý thì lại vấp phải các quy hoạch sử dụng đất khác, mâu thuẫn nhau, gây ra sự phiền toái là phải duyệt qua nhiều cấp, nhiều khâu quản lý. Theo bà Lan, khi đến địa phương làm quy hoạch xây dựng có các bản đồ quy hoạch sử dụng đất nằm trong quy hoạch xây dựng và đã được Chính phủ, tỉnh phê chuẩn tùy theo cấp. Nhưng lại có những quy hoạch sử dụng đất vừa được phê chuẩn cùng thời điểm mang những cái tên khác nhau hoàn toàn. Cách gọi các loại đất cũng khác nhau, không theo quy chuẩn của bên xây dựng. Nhiều chuyên gia cho rằng không thể thêm một quy hoạch sử dụng đất ở ngành môi trường và đất đai, đấy là “kế hoạch sử dụng” thì đúng hơn. Có kế hoạch là để khi chuyển đổi loại đất này sang loại đất kia theo dự kiến sử dụng.
Kế hoạch sử dụng đất của ta hiện nay rất mơ hồ, chưa rõ ràng, tranh chấp với quy hoạch sử dụng đất. Ngoài ra, các quy hoạch khác nữa lại đan xen gây mâu thuẫn thêm. Đơn cử như quy hoạch tổng thể của đảo Phú Quốc vừa mới được phê chuẩn thì Bộ Giao thông lại có một quy hoạch về giao thông cũng lặp lại tất cả những vấn đề giao thông mà trong quy hoạch tổng thể đã có, quy hoạch này lại được Chính phủ phê chuẩn. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là một sự lãng phí trong nghiên cứu do không có sự liên kết với nhau. Bộ Xây dựng cũng đang kiến nghị Chính phủ cho xây dựng một luật quy hoạch đô thị bao trùm hết. Theo đó đô thị phải theo một luật quy hoạch chứ không theo quy hoạch của riêng ngành nào. Luật này đã có ở nhiều nước và chi phối toàn bộ sự phát triển đô thị.
Hiện nay chưa thấy đồ án nào đề cập đến, hoặc có đề cập đến thì không ai quan tâm - đó là quyền sử dụng đất. Không bao giờ người làm quy hoạch biết rằng, đất ấy aisẽ sử dụng. Tất cả các câu chuyệnquyền sử dụng đất được chuyển cho các nhà đầu tư sau này lo. Kinh tế đô thị, kinh tế đất cũng được đưa vào phân tích trong quá trình lập quy hoạch. Hiện nay phân tích quy hoạch sử dụng đất chỉ là làm mấy cái bảng mật độ xây dựng, rồi tầm cao. Không hề có phân tích nếu phát triển theo hướng này, hướng kia, cân đối kinh tế, tạo động lực cho đô thị. Có những khu vực nhà đầu tư đổ xô vào thì quy hoạch lại chỉ ra chỗ khac. Quy hoạch một đằng, đầu tư một nẻo. Lập quy hoạch là tạo động lực cho phát triển đô thị nhưng nhiều nơi còn không có tiền để lập quy hoạch. Vừa qua khi đánh giá thực trạng của công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị, trong 5 tồn tại, yếu kém, vấn đề đầu tiên mà Bộ Xây dựng đưa ra chính là việc công tác quy hoạch xây dựng đô thị chưa được quan tâm đúng mức.
Minh Thu
(Theo KT&ĐT)