Trên cơ sở quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2011, thành phố Hà Nội đang tập trung đẩy mạnh đầu tư phát triển về hạ tầng giao thông - xã hội khu vực phía Tây với mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế - tài chính mới của Thủ đô.
Nhiều trục đường lớn được đầu tư xây dựng để kết nối các huyện lân cận phía Tây Hà Nội với trung tâm. |
Được coi là một khu vực có lợi thế bậc nhất về phát triển hạ tầng giao thông, khu vực phía Tây Hà Nội vừa có các tuyến đường lớn kết nối với lõi đô thị và các quận nội đô khác, vừa có nhiều trục đường lớn kết nối với các thành phố vệ tinh và các huyện lân cận.
Sau khi tuyến đường trên cao vành đai 3 đi vào khai thác, hàng loạt tuyến đường huyết mạch như Lê Trọng Tấn, Tố Hữu, Vạn Phúc… được đầu tư mở rộng. Việc triển khai tuyến buýt nhanh BRT, chuẩn bị chạy thử tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông đã góp phần rất lớn thu hút dân cư di chuyển về khu vực phía Tây Nam tạo ra một xu hướng sống ngoại thành mới ở tương lai.
Bằng chứng sáng rõ nhất là rất nhiều dự án bất động sản nở rộ tại tuyến đường Lê Văn Lương và luôn nhộn nhịp khách ra vào. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2017 của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, giá đất nền trong khu đô thị và đất thổ cư gần tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã tăng từ 10-15% so với quý 4/2016.
Bên cạnh đó, theo điều chỉnh mới nhất, dự án tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội sẽ được đẩy mạnh triển khai để hoàn thành vào năm 2021 đã tác động rất lớn đến sự phát triển của khu vực thành phố vệ tinh và các tỉnh lân cận của khu vực phía Tây Hà Nội.
Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy, khu vực dân cư gần đường tàu trên cao hoặc tàu điện ngầm đều phát triển và đặc biệt các sản phẩm bất động sản tại đó sẽ sinh lời bền vững. Những vị trí gần các ga tàu điện, tàu ngầm, bến xe đều là những vị trí thuận tiện và rất phát triển không chỉ tại các nước Âu, Mỹ mà còn ở cả châu Á như Hồng Kông, Malaysia, Thái Lan…
Tại khu vực phía Tây Hà Nội, tuyến đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội đi vào hoạt động sẽ trở thành tuyến giao thông huyết mạch quan trọng nối các huyện lân cận như Hoài Đức, Đan Phượng với khu vực phía Tây và Tây Nam của Thủ đô. Trong đó đáng lưu tâm nhất, việc huyện Hoài Đức được phê duyệt lên quận đã đưa địa bàn này trở thành lõi của trung tâm tài Chính - kinh tế mới của Thủ đô.
Nhờ lợi thế kết nối thuận tiện với các trục giao thông hướng tâm lớn nhất Hà Nội hiện nay như Quốc lộ 32, Đại Lộ Thăng Long, Tố Hữu – Lê Văn Lương và tuyến đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội, Hoài Đức đang tạo ra một xu hướng sống ngoại thành làm việc trung tâm trong tương lai gần. Do đó, Hoài Đức đang là địa bàn phát triển trọng tâm của phía Tây Hà Nội.
Nắm bắt được xu hướng này, nhiều cơ sở giáo dục cũng như trung tâm thương mại chọn Hoài Đức là địa bàn tiềm năng để phát triển. Điển hình như hệ thống trường chuyên Đoàn Thị Điểm - một trong những hệ thống giáo dục hàng đầu của Thủ đô đã thống nhất hợp đồng nguyên tắc để cơ sở mới tại khu đất của dự án WestPoint đường Nam 32 - Hoài Đức.
Cùng với đó, hệ thống trường quốc tế liên cấp Vinschool chọn khu vực phía Tây Bắc này để phát triển dự án Vinhomes Gardennia. Ngoài ra, hệ thống trung tâm thương mại Aone Mall – tập đoàn bán lẻ lớn nhất châu Á cũng đã nhắm Hoài Đức là điểm mở rộng quy mô lý tưởng của mình…
Với việc được chú trọng thúc đẩy triển mạnh mẽ như vậy, Hoài Đức nói riêng và khu vực phía Tây nói chung sẽ chuyển mạnh mẽ và mình nhanh chóng trở thành một khu vực phát triển trọng tâm của Thủ Đô trong thời gian tới.
DiaOcOnline.vn - Theo VnEconomy