Phát huy hiệu quả các công trình giao thông

Cập nhật 02/02/2014 08:06

Với quyết tâm cao độ, trong vài năm gần đây TP.HCM đã khánh thành và đưa vào vận hành rất nhiều công trình với quy mô lớn, hiện đại như cầu Thủ Thiêm, cầu Tân Thuận, cầu Phú Mỹ, cầu Sài Gòn, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Đại lộ Đông Tây, hầm vượt sông Sài Gòn.

Đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành Đai Ngoài (Ảnh: Phụ nữ)

Chỉ riêng năm 2013, dù gặp nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế, TP.HCM đã đưa vào sử dụng hàng loạt cầu vượt bằng thép tại các nút giao thông trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng tại cửa ngõ TP như cầu vượt Bùng Binh Cây Gõ, cầu vượt bằng thép tại ngã tư Thủ Đức và vòng xoay Hàng Xanh, Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám, cầu tại nút giao Lý Thái Tổ - 3 tháng 2 - Nguyễn Tri Phương. Tất cả những công trình giao thông này bước đầu đã phát huy tác dụng.

Người dân TP đã bắt đầu cảm nhận sự thông thoáng, thoải mái hơn khi đi ra đường, nhất là người dân tại các cửa ngõ ra vào thành phố vốn thường xuyên bị ách tắc giao thông. Có thể nói đã rất lâu rồi chúng ta mới kéo giảm được tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông. Năm 2013 là năm thứ 2 liên tiếp trong 10 năm trở lại đây tai nạn giao thông tại TP.HCM giảm cả 3 mặt, trong khi đó cả năm 2013 TP chỉ xảy ra 3 vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút. Đó là những con số nói lên tính hiệu quả mà các dự án đầu tư hạ tầng mang lại.

Tại ngã tư Hàng Xanh, các loại ô tô con, xe khách và xe tải tổng trọng tải dưới 10 tấn chuyển sang lưu thông trên cầu vượt theo hướng đường Điện Biên Phủ. Nhờ vậy, lượng ô tô lưu thông bên dưới cầu vượt đã giảm đi phần nào. Còn tại ngã tư Thủ Đức, đã không còn cảnh ô tô con cùng xe khách, xe tải, xe container nối đuôi nhau xếp hàng dài trên xa lộ Hà Nội dừng chờ đèn đỏ; xe lưu thông trên đường Võ Văn Ngân cũng thuận lợi hơn. Một tài xế xe tải cho biết:

Hay tại bùng binh Cây Gõ sau khi cầu vượt được đưa vào sử dụng, dòng người từ tuyến 3 tháng 2, Minh Phụng, An Dương Vương lưu thông về Miền Tây và ngược lại cảm thấy dễ chịu hơn, tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài cũng giảm hẳn.

Ông Ngô Thành Luông, Chủ tịch UBND quận 6 cho biết, vòng xoay Cây Gõ tuyến đường huyết mạch và là trục giao thông chính kết nối các trung tâm thương mại lớn của quận. Chính vì vậy cầu vượt tại đây không chỉ góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn mà còn góp phần tạo thuận lợi cho kinh tế xã hội của quận phát triển. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tất Thành Cang nói:

Không chỉ cầu vượt thép, năm 2013 cũng là năm ghi nhận sự nỗ lực lớn của TP cùng như ngành giao thông vận tải nói riêng khi phấn đầu hoàn thành đưa vào khai thác các công trình có quy mô rất lớn, cả về giá trị đầu tư lẫn ý nghĩa kinh tế văn hóa, xã hội mà nó mang lại như cầu Sài Gòn 2, đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài, tức đại lộ Phạm Văn Đồng.

Lãnh đạo ngành giao thông vận tải TP khẳng định, sau khi đưa vào sử dụng cầu sẽ hình thành trục giao thông huyết mạch và là cửa ngõ phía Đông Bắc của TP.HCM, nối liền với các tỉnh miền Đông Nam bộ, miền Trung và miền Bắc. Bên cạnh đó cầu Sài Gòn 2 cũng góp phần giảm tải cho cầu Sài Gòn hiện hữu, nâng cao năng lực giao thông cho khu vực Đông Bắc TP, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Trong năm 2014 và những năm tiếp theo xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo TP hết sức quan tâm. Để thực hiện nhiều dự án trong tương lai, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, phục vụ tốt sự nghiệp xây dựng TP nói riêng và đất nước nói chung theo xu hướng hội nhập, giao thông đường bộ sẽ được tập trung đầu tư bằng nhiều nguồn lực để đến năm 2020, TP xây dựng hoàn thiện 3 tuyến vành đai, 11 trục đường hướng tâm đối ngoại, 7 đường cao tốc, 4 đường trên cao, hoàn thiện 2 trục chính xuyên tâm đô thị…để thực hiện được khối lượng dự án đồ sộ đó cần đến nguồn vốn khoảng 360.000 tỷ đồng. Đó là một con số quá lớn với ngân sách. Ông Bùi Xuân Cường, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho hay:

Chính vì vậy lãnh đạo TP đang tập trung nguồn lực, tạo cơ chế thông thoáng làm động lực kêu gọi các nhà đầu tư ngoài xã hội theo hình thức BOT, BT…và thành công từ dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài, vốn thực hiện theo mô hình hợp tác đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài, mang nhiều ý nghĩa và là động lực để TP trên khai nhiều dự án khác trong tương lại. Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân khẳng định:

Chúng ta hy vọng năm 2014 sẽ có thêm những đột phá mới trong đầu tư hạ tầng, hoàn thiện hệ thống giao thông đi lại, góp phần hạn chế hơn nữa tình trạng kẹt xe trên địa bàn TP. Một lần nữa người dân TP rất mong chờ nhiều công trình mới lớn hơn, đẹp hơn sẽ lại xuất hiện trong tương lai không xa.
DiaOcOnline.vn - Theo VOH