Gần 4.000 hộ dân sinh sống trong những căn nhà lụp xụp, dột nát ngay tại khu vực 1 di tích Kinh thành Huế (Thừa Thiên - Huế).
Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993.
Tuy nhiên, theo thống kế, hiện nay còn khoảng còn 3.800 hộ dân sinh sống trong khu vực 1 di tích Kinh thành Huế. Điều này khiến Di sản Văn hoá Thế giới này bị xâm hại nghiêm trọng. Cùng với đó, đời sống của hộ dân sống "treo" trên di sản cũng không được đảm bảo.
Dưới đây là một số hình ảnh những khu ổ chuột "treo" trên di sản thế giới do PV VTC News ghi nhận:
Theo thống kê, hiện vẫn còn khoảng 3.800 hộ dân sống rải rác trên di tích Kinh thành Huế.
Những hộ dân sống trên tường thành phải bắc thang lên xuống trong sinh hoạt hàng ngày nên người dân Huế gọi họ là những người sống "treo" trên di sản thế giới.
Được biết, mới đây UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa lập đoàn đi khảo sát thực tế các khu dân cư tại khu vực eo bầu, thượng thành và hộ thành hào, thuộc khu vực di tích Kinh thành Huế để có phương án di dời, giải tỏa trong thời gian tới.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện để di dời người dân đến nơi ở mới.
Tuy nhiên, theo thống kê, việc di dời gần 4.000 hộ dân ra khỏi di tích Kinh thành Huế không phải đơn giản khi kinh phí di dời, tái định cư và giải phóng mặt bằng ước tính là hơn 2.200 tỷ đồng.
Việc những hộ dân dựng nhà sống "treo" Kinh thành Huế gây mất mỹ quan di sản văn hoá thế giới.
Những ngôi nhà lụp xụp phần nào đó đã làm xấu đi hình ảnh của cố đô Huế trong mắt du khách tham quan.
Những hộ dân sống trên Kinh thành Huế đa phần có hoàn cảnh rất khó khăn.
Nhiều nhà lụp xụp, dột nát khiến đời sống của những hộ dân nơi đây không được đảm bảo.
Ngoài ra, rác thải sinh hoạt của người dân sống ở đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cảnh quan khu vực trở nên nhếch nhác, hệ thống hào nước quanh kinh thành cũng bị ô nhiễm.
DiaOcOnline.vn - Theo VTCNews