Nhằm kích thích nền kinh tế, Bộ Xây dựng vừa trình đề án 49 ngàn tỷ
đồng để xây nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu bức thiết của những người có thu nhập trung bình và tầng lớp tri thức trẻ. Vậy sẽ làm như thế nào, Nhà nước bỏ tiền ra làm hay tạo cơ chế? Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến đóng
góp của các doanh nhân xung quanh vấn đề này.
Nhà ở xã hội là nơi tập trung an cư
cho mọi thành phần trong xã hội, từ
tầng lớp trí thức trẻ, cán bộ công
chức, tiểu thương và cả chủ doanh
nghiệp vừa và nhỏ, nên đòi hỏi cần
phải có quy mô lớn, có khi diện tích
lên đến hàng trăm ha. Do đó phải
tập trung đầu tư xây dựng khép kín
với các tiện ích phục vụ cuộc sống
của cộng đồng như nhà trẻ, trường
học, bệnh viện, siêu thị... Vì vậy sẽ
được đặt ở những nơi có vị trí ngoại
vi thành phố, ví dụ tại TPHCM nên
đầu tư phát triển ở Hiệp Phước (Nhà
Bè), Tây Bắc (Củ Chi), Lâm Viên
(Quận 9).
Giao thông: Để những khu đô thị nhà
ở xã hội hình thành và phát triển, kéo
dãn cộng đồng dân cư về sinh sống ở nơi
đây thì việc đầu tiên cần phát triển đó
là việc lưu thông từ nơi ở đến các quận
trung tâm, nơi làm việc bằng những
đường cao tốc, rút ngắn thời gian lưu thông
từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng
thời gian 30-45 phút lái xe ô tô. Việc
này phải do Nhà nước đảm trách. Đó là
phát huy tối đa hiệu quả đầu tư vốn của
quỹ đầu tư hạ tầng của các định chế tài
chính hoặc sử dụng công cụ chính sách
như: đổi đất lấy hạ tầng, phát hành trái
phiếu đầu tư hạ tầng giao thông, BOT
hoặc BT vào việc phát triển hạ tầng giao
thông. Những chính sách để phát triển
hạ tầng giao thông từ nguồn vốn toàn
dân là rất quan trọng, điều đó mới phát
triển đô thị bền vững.
Thủ tục đầu tư: Nhà nước cần đẩy
mạnh việc cải cách hành chính đối với
trình tự, thủ tục liên quan đến đầu tư xây
dựng, nhằm tạo điều kiện cho cá nhân và
tổ chức kinh doanh bất động sản triển
khai nhanh chóng các dự án nhà ở xã hội
như thời gian giải quyết hồ sơ, đơn giản
hóa các thủ tục nhằm gấp rút hoàn thành
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, để có cơ sớ pháp lý bồi thường khi có
yêu cầu thu hồi đất, thế chấp vay vốn
đầu tư.
Cơ chế sử dụng đất: áp dụng đấu
thầu dự án có sử dụng đất rộng rãi, đặc
biệt cho những khu đất lớn, tổ hợp các
công trình đầu tư có qui mô lớn. Giải pháp
này sẽ tránh được bất cập về bồi thường
giải phóng mặt bằng, không nhất thiết
phải bồi thường giải tỏa xong mới tổ chức
đấu thầu. Nhà nước không phải ứng tiền
trước để bồi thường giải phóng mặt bằng
mà tiền này sẽ do người trúng đấu thầu
chi trả cho người đang sử dụng đất theo
đơn giá trúng thầu và Nhà nước sẽ thực
hiện việc thu hồi đất và giao đất cho nhà
đầu tư Nhà nước sẽ có nhiều phương án
sử dụng đất và kiến trúc để so sánh lựa
chọn và chọn được nhà đầu tư có năng lực
thực sự không chỉ về tài chính mà còn về
năng lực thi công xây dựng và năng lực
quản lý, khai thác, vận hành công trình.
Miễn thuế nhà đất trong thời hạn 05
(năm) năm, kể từ khi được giao đất đối
với phần diện tích đất được Nhà nước giao
để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã
hội.
Cơ chế tài chính: Quỹ tín thác đầu
tư bất động sản (REIT) là một định chế
tài chính, có sự tham gia của mọi thành
phần kinh tế trong xã hội sẽ tham gia
phát triển thị trường nhà ở. Quỹ chủ yếu
đầu tư phát triển nhà ở cho mọi thành
phần, giải quyết các hỗ trợ tài chính để
có nhà ở nên phải có một nguồn vốn đủ,
ổn định để các hoạt động đầu tư của Quỹ
được chủ động, đạt được hiệu quả cao và
phát triển một cách bền vững. Do đó Bộ
Xây dựng và Bộ Tài chính ban hành những
quy định cụ thể cơ chế hoạt động của Quỹ
cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ như
Luật Nhà ở qui định, đáp ứng mong đợi
về khả năng sinh lợi cho cổ đông góp vốn
vào quỹ và bảo vệ an toàn cho nhà đầu
tư cũng như khách hàng mua nhà ở.
Ngân hàng: Cho phép tăng tỷ lệ
nguồn vốn cho vay trung dài hạn của ngân
hàng trong nguồn huy động ngắn hạn
(hiện nay được qui định chỉ giới hạn trong
tổng số 20%); đồng thời qui định cho phép
thời gian cho vay đầu tư vào loại hình
nhà ở xã hội đến 20 hoặc 30 năm. Cho
các ngân hàng thương mại được tự tổ chức
thanh lý tài sản thế chấp, giúp các ngân
hàng nhanh chóng thu hồi nợ vay, giảm
tỷ lệ nợ quá hạn; làm cho ngân hàng
mạnh dạn hơn trong việc xem xét cho
vay vào loại hình bất động sản này.
Chính sách thuế: áp dụng thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong
suốt thời gian thực hiện các dự án xây
dựng nhà ở xã hội. Đối với các doanh
nghiệp tham gia đầu tư cải tạo các chung
cư cũ, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
trong 10 năm đầu, giảm 50% thuế thu
nhập doanh nghiệp trong 10 năm tiếp
theo. Điều chỉnh thuế suất thuế giá trị
gia tăng trong xây dựng nhà ở từ 10%
xuống còn 5% hoặc 0%. Bên cạnh việc ưu đãi, cũng cần có chế tài đánh thuế lũy tiến đối với các chủ dự án hoặc nhà đầu tư cố tình đầu cơ nến nhà, không tuân thủ theo tiến độ của dự án đã được duyệt.
DiaOcOnline.vn - Theo Sài Gòn Giải Phóng