Đánh giá lại quy hoạch trước khi điều chỉnh và phải có minh họa toàn diện về xã hội, kinh tế, kỹ thuật, hình thái phát triển không gian. Thủ đô Hà Nội đang có bước chuyển mình lớn. Bộ Xây dựng cũng đang soạn thảo đồ án quy hoạch xây dựng vùng thủ đô. Điều quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân là chức năng, quy mô của điểm đô thị trung tâm sẽ ra sao?
Các phóng viên đã có cuộc phỏng vấn với PGS-TS Huỳnh Đăng Hy - Tổng Thư ký Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam như sau:
9 lần điều chỉnh bổ sung, quy hoạch - liệu đã ổn?
* Với tư cách là nhà khoa học được tham gia tổ phản biện đồ án quy hoạch vùng thủ đô, ông cho biết quan điểm của mình?
PGS-TS Huỳnh Đăng Hy: Việc điều chỉnh địa giới hành chính để Hà Nội phát triển ngang tầm với nhiều thủ đô các nước trong khu vực, và phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với tư cách là người phản biện, đã nghiên cứu kỹ đồ án quy hoạch xây dựng Hà Nội do Bộ Xây dựng soạn thảo, tôi thấy đồ án đã nêu được các hướng bố trí công nghiệp, bố trí trung tâm khoa học, văn hóa, giáo dục, công trình thể thao, y tế..., nhưng lại không có một câu nào, một đoạn nào nói đến vấn đề vì sao phải mở rộng ranh giới, sự cần thiết phải mở rộng ranh giới đô thị trung tâm của vùng.
Lý do vì sao đồ án không đề cập đến nội dung này tôi chưa rõ. Mặc dù đồng thời với việc giao nhiệm vụ lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng, Thủ tướng cũng giao nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc mở rộng ranh giới hành chính của thủ đô.
PGS-TS Huỳnh Đăng Hy -
Tổng Thư ký Hội Quy hoạch
Phát triển Đô thị Việt Nam...
*
Hình như đồ án quy hoạch xây dựng thủ đô đã qua 9 lần điều chỉnh bổ sung? Theo tôi, song song với việc lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng thủ đô, cần tiến hành đồng thời việc lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội (được Thủ tướng phê duyệt năm 1998 đã qua 9 lần điều chỉnh, bổ sung) và phải tổng kết, đánh giá cái được, cả những điều bất hợp lý, sự bất cập của đồ án quy hoạch chung trong thực tế trước đã, rồi mới đề xuất mở rộng.
Ví dụ, trong tờ trình của Bộ Xây dựng có ý nói sẽ xây dựng khu vực trung tâm chính trị - hành chính quốc gia mới ở Hòa Lạc, nếu thế, đồ án quy hoạch chung cũng phải đề cập đến chức năng, quy mô của điểm đô thị trung tâm đó sẽ ra sao. Tức là đề xuất phải có minh họa toàn diện các mặt xã hội, kinh tế, kỹ thuật và hình thái phát triển không gian.
*
Hà Nội mở rộng sẽ sáp nhập nhiều vùng kinh tế, du lịch và dịch vụ của các tỉnh. Phải chăng khó khăn đang đặt ra với quy hoạch vùng là tìm được sự đồng thuận giữa người dân, chính quyền địa phương và Chính phủ?Theo tôi, cái khó trong phần làm việc với các tỉnh về điều chỉnh ranh giới là tìm được sự đồng thuận, thống nhất giữa người dân và chính quyền các tỉnh ngay từ quan điểm. Cái mà chúng ta cần nói đến sau khi hợp nhất là cái lợi và bất lợi cho các địa phương là gì. Bởi lẽ, dù quy hoạch mở rộng vùng thủ đô hay vùng nào khác cũng vậy thôi, đều là quy hoạch cho sự phát triển đất nước. Thế nên, ngoài vấn đề mở rộng thủ đô, phải tính đến sự đảm bảo phát triển bền vững cho nền kinh tế, xã hội các địa phương.
Chất xám chưa được khai thác*
Để vùng thủ đô mở rộng phát triển bền vững, bản đồ án thiết kế quy hoạch, theo ông, có cần được đưa ra thi tuyển - thay vì “mặc định” giao cho cơ quan nào đó thực hiện? Nhiều TP lớn trên thế giới như Moscow, Washington, Paris, London... trước khi tiến hành mở rộng địa giới, người ta đều tổ chức các cuộc thi ý tưởng, thiết kế đồ án quy hoạch, thậm chí phạm vi cuộc thi còn mang tính chất quốc tế. Các khu vực nhỏ như Thủ Thiêm, Hiệp Phước ở TP.HCM hiện nay cũng đã phát động cuộc thi như thế.
*
Vậy, tại sao với đồ án quy hoạch xây dựng vùng thủ đô và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Hà Nội hiện nay lớn như vậy lại không tổ chức cuộc thi để khai thác chất xám của các nhà khoa học trong và ngoài nước?Với công việc đại sự cho tương lai, cho hàng trăm năm sau như thế này, Nhà nước không nên vội giao ngay cho cơ quan A hay đơn vị B làm, mà tổ chức thi. Bởi trong lịch sử phát triển đô thị của chúng ta, có không ít bài học qua một số đồ án quy hoạch chất lượng kém do việc thiết kế được “mặc định”, chỉ thị cho một cơ quan nhất định làm mà không cần qua thi tuyển.
*
Ông có nghĩ rằng trong đợt mở rộng Hà Nội lần này, công tác quản lý đô thị sẽ được chuẩn bị tốt hơn?Không chỉ riêng tôi mà nhiều người, nhiều nhà khoa học cũng đang lo lắng trước việc mở rộng vùng thủ đô, vì cái khó nhất vẫn là việc quản lý.
Còn nhớ, năm 1978, thủ đô đã được Chính phủ cho phép mở rộng lên hơn 2.000 km2 vươn đến TP Sơn Tây và một số huyện của tỉnh Hà Tây. Nhưng đến năm 1991, sau hơn 10 năm ròng rã thực thi, Chính phủ lại phải quyết định đưa địa giới Hà Nội trở lại diện tích hơn 900 km2 như ban đầu, do việc quản lý bộc lộ quá nhiều sự lúng túng, bất cập. Nói cách khác, chúng ta không quản lý nổi. Trong quãng thời gian đó, chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội làm những công việc có thể đem lại lợi ích thiết thực cho thủ đô, mà bây giờ khó làm lại được.
Như dự án quy hoạch hồ Tây với xung quanh là công viên, trung tâm văn hóa, nghỉ dưỡng, để vừa tạo được cảnh quan đẹp, vừa điều hòa khí hậu... do Viện Nghiên cứu Quy hoạch Leningrad (Liên Xô) và Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn cùng nghiên cứu, thể hiện (đồ án đã được Chính phủ phê duyệt năm 1981). Nhưng do thiếu tầm nhìn, do trình độ chuyên môn của cơ quan quản lý và do sự tác động, điều chỉnh của các quy hoạch chung nên dự án này không được triển khai. Đến bây giờ, không gian hồ Tây đã bị “xà xẻo” quá nhiều, cơ hội để thực hiện dự án đã mất!
Theo Người Đô Thị