Khi bạn chưa có đủ tài chính trong tay để sở hữu một ngôi nhà, cần quan tâm phân tích những thông số sau:
Lãi suất vay thế chấp + Chỉ số PMI (nếu vay trên 80%) + Thuế BĐS + Tu duy và bảo dưỡng nhà + Các tiện nghi như chi phí nóng lạnh + Chi phí điện, nước...
Như vậy, để sở hữu một ngôi nhà, cần nhận biết về một bức tranh tổng quát tối thiểu về những khoản chi phí dự kiến phải trả cho ngôi nhà (đặc biệt nếu bạn đang xem xét việc mua ngôi nhà đó). Nếu bạn chi trả được thì không phải bàn nhưng ở trường hợp này, bạn đang thiếu tài chính trầm trọng, vậy đến lúc phải phân tích bối cảnh đối với phương án đi thuê nhà. Đó là lý do tại sao ở nước ngoài, các công dân của họ cũng phần lớn là thuê nhà bởi còn nhiều vấn đề phải tính ở phía trước. Ở Việt Nam, ta thường có câu "an cư rồi mới lập nghiệp" nhưng đã đến lúc chúng ta cần thay đổi quan điểm này để thích ứng với môi trường mới.
Giữ cho chi phí ở mức thấp
Bạn phải luôn nghĩ ngôi nhà mà bạn mua để ở chính là một khoản chi phí lớn. Do vậy để có thể quản lý tài chính của mình một cách hiệu quả, bạn cần phải giữ cho chi phí này ở mức thấp. Không nên quá cố gắng bằng mọi cách để sở hữu một ngôi nhà vượt quá tầm tay của mình, lúc này bạn không nên mua nhà lớn quá. Phương án mua nhà lớn sẽ có chi phí đắt đỏ hơn nhiều ở khía cạnh: tiền vay, bảo hiểm, thuế, chi phí bảo dưỡng, chi phí điện nước...Nói một cách đơn giản, nhà càng lớn chi phí càng cao. Bạn cần nhận diện tất cả các chi phí có liên quan và đừng quên tính đến các yếu tố như thuế và các loại phí/lệ phí.
Đầu tư vào ngôi nhà thứ hai
Phương án đầu tư ngôi nhà thứ hai ngoài ngôi nhà mà bạn đang ở là một giải pháp kiếm tiền hợp pháp. Lúc này số tiền cần phải vay là một câu hỏi quan trọng. Nếu bạn không có đủ tiền để thực hiện thanh toán đủ 100% giá trị ngôi nhà(đa số mọi người đều không đủ), bạn sẽ phải rất cẩn trọng với cách thức vay tiền.
Việc thế chấp chính ngôi nhà mà bạn đang ở là một yếu tố quan trọng. Nếu bạn vẫn còn nợ hơn 50% của giá trị ngôi nhà đầu tiên đó, thì tốt hơn hết là hãy tập trung vào việc trả nợ ngôi nhà này (trả hết hoặc ít nhất là cũng gần hết tiền vay để mua nhà) trước khi mua ngôi nhà thứ hai. Bằng cách đó, bạn có thể giữ cho các khoản nợ của mình ở mức có thể kiểm soát được. Trong khoảng thời gian bạn tích lũy thêm tài chính và có vẻ khá ổn định, lúc này chiến lược đầu tư BĐS đã thực sự đến với bạn. Bạn cần một khoản tiền để dùng cho việc trả trước cho ngôi nhà thứ hai. Trong môi trường tín dụng hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, số tiền trả trước tối thiểu là 10 - 20% để có thể nhận được khoản vay. Để có lãi suất tối ưu và giữ cho chi phí thấp, bạn sẽ trả trước tối thiểu là ở mức 20%.
Mua để sửa rồi bán
Sau khi mua ngôi nhà thứ hai - dĩ nhiên với mục đích đầu tư - bạn cần dành cho nó một khoản chi phí thấp để làm gia tăng giá trị và làm cho nhà của bạn nổi bật lên. Một số việc đơn giản có thể nâng cấp giá trị căn nhà và làm nó hấp dẫn hơn những ngôi nhà khác là tiến hành sửa chữa ngôi nhà đó như: sơn mới lại nội thất - dùng các màu trung tính là tốt nhất; Lắp những giá treo không đắt tiền; Giữ cho quang cảnh đơn giản và sắc nét; Dựng hàng rào xung quanh; Dọn dẹp gác xép, nhà kho...
Việc tạo ra sự khác biệt cho ngôi nhà của bạn so với những ngôi nhà khác (đặc biệt là ở những khu nhà mới có thiết kế kiến trúc giống nhau) là một chiến lược hiệu quả. Ví dụ như bạn có một vườn cây xanh tốt sau nhà, điểm xuyết đường đi bằng một vài viên gạch lát nền. Nếu nhà bạn có một không gian sống ngoài trời tuyệt vời trong khi các ngôi nhà tương tự khác không có, thì khách hàng sẽ chọn mua căn nhà nào? Tất nhiên là nhà của bạn. Khi khách hàng tiếp cận ngôi nhà của bạn, chắc chắn sẽ hài lòng hơn khi bước vào một căn nhà khá tươm tất.
BĐS là một thế giới đầy cơ hội. Tạo dựng sự giàu có thông qua việc tích lũy BĐS là một cơ hội hấp dẫn ngay cả khi nguồn vốn trong tay bạn khá hạn hẹp.