Thay đổi cách tính tiền sử dụng đất không chỉ giúp giảm giá, giảm gánh nặng ban đầu quá lớn cho DN mà còn giúp ngân sách có nguồn thu bền vững, theo kiến nghị mới đây của HOREA.
Khách hàng bất động sản, ngân hàng, y tế… đang…NHNN từ chối gia hạn gói 30.000 tỷ đồng theo…HoREA kiến nghị thay đổi quy trình xác định tiền…
Theo HOREA, các thủ tục hiện hành khiến DN muốn nộp tiền sử dụng đất cũng không dễ dàng. |
Nộp tiền cũng không dễ
Cuộc họp giữa Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HOREA) và Tổng cục Quản lý đất đai (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) mới đây đã cho thấy một thực tế là trong khi TPHCM đang rất cần nguồn thu ngân sách từ tiền sử dụng đất thì chuyện DN bất động sản hoàn thành được thủ tục để đóng khoản tiền này là không hề đơn giản. Bởi cơ chế kiểm tra chéo giữa hai cơ quan là Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT)- đơn vị xác định giá đất ban đầu – và Sở Tài chính – đơn vị chủ chốt trong Hội thẩm định giá đất sau cùng – đang khiến khâu nộp tiền sử dụng đất trong mắt DN trở nên phức tạp và kéo dài.
Và mặc dù TPHCM đã thực hiện cơ chế cho phép DN tạm nộp tiền sử dụng đất ngay sau khi Sở TN-MT có văn bản xác định giá đất, mà chưa cần qua Hội đồng thẩm định giá nhưng hiện nay mỗi dự án trên địa bàn trung bình vẫn mất khoảng từ 1-3 năm để có thể đóng được khoản tiền này vào ngân sách.
Theo HOREA, bước đầu tiên của quy trình là chủ dự án phải làm đề xuất xin đóng tiền sử dụng đất gửi cho Sở TN-MT, với hồ sơ gồm giấy tờ cơ bản là chứng nhận đã bồi thường giải phóng mặt bằng 100% và quy hoạch 1/500 đã được phê duyệt.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HOREA, với chức năng chủ trì phần xác định giá đất, cơ quan này sẽ chọn đơn vị tư vấn có năng lực hành nghề thông qua đấu thầu trực tuyến. Vì chi phí xác định giá đất do ngân sách chi nên đương nhiên người bỏ thầu thấp nhất sẽ được chọn. Và để giành được hợp đồng, người ta sẵn sàng bỏ giá đấu cực thấp, có dự án thậm chí giá trúng thầu chỉ là 100 nghìn đồng. Sau đó đơn vị trúng thầu sẽ “làm tình làm tội” chủ đầu tư dự án bất động sản để bù lại!
Thuế sử dụng đất – tại sao không?
Ông Châu cho rằng, Chính phủ không ban hành khung giá đất, giao toàn bộ trách nhiệm và quyền hạn ban hành khung giá đất phù hợp với thị trường cho các địa phương. Ngoài ra, cần bỏ hẳn khái niệm “tiền sử dụng đất”, và thay bằng sắc thuế sử dụng đất với thuế suất nhất định hàng năm từ 10-15% giá đất theo bảng giá do chính địa phương ban hành.
Còn như hiện nay khung giá đất do Chính phủ ban hành có hiệu lực 5 năm; bảng giá đất do địa phương ban hành không được vượt quá mức tối đa so với mức tối đa của khung này 30%, và không được thấp hơn mức tối thiểu. Vậy là mới có chuyện “oái oăm” khi giá đất ở con đường đắt đỏ nhất TP HCM sau khi vận dụng hết mọi cơ chế đến năm 2017 cũng chưa tới 200 triệu đồng/m2. Còn giá thị trường ở khu vực này đã là cả lên đến cả tỷ đồng/m2.
DiaOcOnline.vn - Theo DĐDN