‘Việc huy động vốn khi chưa có văn bản thông báo tới Sở Xây dựng của chủ đầu tư dự án VP5 Linh Đàm là trái với quy định tại Thông tư 16. Điều này có nghĩa mọi hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và người dân đều không có giá trị pháp lý...’.
Ths.LS Trương Anh Tuấn nói về việc Công trình VP5 Linh Đàm đã bị đình chỉ thi công do chưa đáp ứng đầy đủ cơ sở pháp lý mà vẫn tiếp tục thực hiện và rao bán căn hộ là không đúng quy định của pháp luật.
Những ngày gần đây, người mua nhà tại dự án VP5 Linh Đàm liên tục tố nhiều sai phạm của chủ đầu tư là Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu do ông Lê Thanh Thản làm giám đốc. Trong đó nổi lên vấn đề dự án chưa đủ điều kiện xây dựng nhưng chủ đầu tư đã huy động vốn của người dân và chào bán căn hộ ở các tầng vượt giấy phép xây dựng.
Theo Ths.LS Trương Anh Tuấn, Thông tư 16 năm 2010 quy định, để được quyền huy động chủ đầu tư buộc phải phải nộp văn bản gửi lên Sở Xây dựng. Sau khi có văn bản đó với được ký hợp đồng với khách hàng, trong hợp đồng đó ghi rõ các nội dung như kế hoạch huy động vốn, số lượng huy động vốn.
Trong Thông tư 16 quy định rõ hai điều kiện để được phép huy động vốn, điều kiện thứ nhất việc bán căn hộ phải thông qua sàn BĐS; Điều kiện thứ hai phải có văn bản gửi đến Sở Xây dựng. Đi cùng với hai điều kiện trên thì dự án đó phải xong phần móng.
‘Chính vì vậy nếu chưa có văn bản gửi lên Sở Xây dựng mà chủ đầu tư đã tự huy động vốn là trái với thông tư, quy định của nhà nước. Trong Thông tư 16 cũng ghi rất rõ nếu không đủ các điều kiện nêu trên thì hợp đồng mua bán, huy động vốn giữa chủ đầu tư và người dân không có giá trị pháp lý. Bên nào vi phạm phải đền bù thiệt hại’, ông Tuấn nói.
Quyết định của UBND TP Hà Nội chỉ cho xây dựng 29 tầng nhưng doanh nghiệp đã bán căn hộ tới tầng 32
|