Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, dòng tiền nhà đầu tư quay về từ các tỉnh vùng ven sẽ chảy vào các Quận huyện giáp ranh khu vực trung tâm TP.HCM nơi hạ tầng đang được đẩy mạnh đầu tư, cùng với chính sách giãn dân ra các quận huyện vùng ven của TP.HCM.
Theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010, TPHCM được định hướng phát triển về khu Tây Bắc vì có địa hình cao, địa chất tốt, thuận lợi cho phát triển đô thị.
Với áp lực dân số tăng cao trong khu vực nội đô, TP.HCM xác định quy hoạch vùng đô thị mở rộng với 4 cụm khu đô thị vệ tinh đang được “kích hoạt”, đặc biệt là các khu vực giáp ranh ven thành phố. Để đạt được các mục tiêu đề ra, TP.HCM luôn xác định hạ tầng giao thông phải đi trước một bước, và nhiều dự án lớn về giao thông đang được tích cực đẩy mạnh để triển khai giúp việc liên kết vùng trở nên dễ dàng hơn trong vài năm tới.
Hạ tầng bứt phá, giao dịch Củ Chi sôi động trở lại
Trong bối cảnh quỹ đất TP.HCM đang dần cạn kiệt, nguồn cung đất nền tại khu Tây Bắc là điểm sáng cho thị trường do tận hưởng lợi thế mạng lưới giao thông kết nối liên vùng đang và chuẩn bị được xây dựng.
Thời gian vừa qua, TP.HCM đã đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nhiều dự án đường hướng tâm như Quốc lộ 22, đường Phan Văn Hớn, Tỉnh lộ 9, Tỉnh lộ 15… Một trong những dự án trọng điểm để tháo nút thắt cho cửa ngõ Tây Bắc đang được thi công gấp rút là nút giao thông An Sương (Quận 12). Công trình này sẽ tạo thông thoáng cho trục đường huyết mạch từ TP.HCM đi các tỉnh miền đông, miền tây và ngược lại; cũng như từ trung tâm thành phố về huyện Củ Chi.
Thêm vào đó, tuyến đường Vành đai 3 kết nối 4 tỉnh Long An, Bình Dương, TP.HCM và Đồng Nai đã được gấp rút thi công tháng 4-2018 vừa qua. Với chức năng phân luồng từ xa, Vành đai 3 giúp kéo giảm căn bản tình trạng ùn tắc xuyên tâm nội đô. Đây là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế kết nối 8 tỉnh trọng điểm phía Nam.
Lợi thế giá thấp - nhiều tiềm năng phát triển
Với vị trí cửa ngõ khu vực phía Tây Bắc và là cầu nối giao thương giữa vùng lõi nội đô và các tỉnh lân cận, Huyện Củ Chi sẽ đóng vai trò là điểm giao thoa không chỉ giữa Đồng Bằng Sông Cửu Long và vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam mà còn kết nối với Campuchia và tiểu vùng sông Mêkông mở rộng.