UBND TP Hà Nội vừa ban hành quy định mới áp dụng từ ngày 4/5/2013 cho phép cấp “sổ đỏ” đối với nhà chung cư mini xây dựng trên địa bàn.
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết theo quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là sổ đỏ) vừa được ban hành, đối với diện nhà chung cư mini, việc cấp “sổ đỏ” được UBND TP quy định phải đảm bảo các tiêu chí: nhà chung cư mini phải có từ hai tầng trở lên, mỗi tầng có từ 2 căn hộ trở lên và mỗi căn hộ được thiết kế xây dựng theo kiểu khép kín, diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ tối thiểu 30m2.
Từ ngày 4/5/2013, nhà chung cư mini sẽ được cấp sổ đỏ
|
Như vậy, phải chăng việc cấp sổ đỏ cho nhà chung cư mini cũng là một trong những giải pháp để kích thích thị trường BĐS hiện nay?
Trước đó, tại Hội nghị tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển nhà ở ngày 25/9/2012, nhiều ý kiến cho rằng trong lúc BĐS khủng hoảng, nghiên cứu chẻ nhỏ căn hộ diện tích lớn có thể trị được căn bệnh tồn kho cho thị trường này.
Theo đó, Sở Xây dựng cho rằng một trong những giải pháp có thể xem xét là chia nhỏ diện tích căn hộ từ 80-100 m2 xuống còn 45-55 m2 để giá bán phù hợp với túi tiền của người dân.
Tuy nhiên ngay sau đó, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc chẻ nhỏ căn hộ có thể sẽ phá vỡ quy hoạch, gây sức ép lớn tới các đô thị
Theo tiến sỹ-kiến trúc sư Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, mục tiêu của chúng ta là một hạ tầng xã hội văn minh chứ không phải là cứu một vài doanh nghiệp BĐS. Nhà ở là hạ tầng xã hội nên phải vừa đáp ứng nhu cầu vật chất, vừa đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Vì vậy, cùng với chỗ ở, người dân còn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ hạ tầng đi kèm khác, chứ không phải chỉ là nơi "chui ra chui vào."
Còn ông Trần Ngọc Phương, Tổng giám đốc Tập đoàn xây dựng Phương Huy SJC, cho rằng hình thức chia nhỏ căn hộ về lâu dài sẽ gây nhiều bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng đô thị. Thực tế, việc thiết kế căn hộ lớn rồi lại chia nhỏ sẽ gây thay đổi toàn bộ cấu trúc của ngôi nhà và hậu quả là kết cấu sẽ không đảm bảo an toàn. Đặc biệt, sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề phức tạp khác như điện, nước, nhà vệ sinh, lối đi độc lập, cảnh quan, mật độ dân số… Về lâu dài, những yếu tố này sẽ tạo áp lực lên hạ tầng xã hội xung quanh dự án.
Mặt khác, với những khó khăn của thị trường BĐS hiện nay, đã có không ít các "đại gia" BĐS phải kêu gào thảm thiết bằng nhiều cách khác nhau: xin Chính phủ giải cứu BĐS, hiến kế đánh thuế tiền gửi tiết kiệm, xây nhà ở xã hội tiền tỷ... Đặc biệt trong số đó có lời kêu gào của bầu Đức: hãy mua nhà đi.
"Tin tôi đi, đừng chờ nữa, ai có nhu cầu về chỗ ở mà đủ năng lực tài chính hãy mua nhà vì không có thời điểm nào tốt hơn bây giờ..." - Bầu Đức kêu gọi.
Việt Nam ăn mì gói nhiều thứ tư thế giới
Thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới có trụ sở tại thành phố Osaka của Nhật cho biết, số lượng mì ăn liền tiêu thụ trên toàn thế giới đã vượt qua cột mốc 100 tỉ gói mỗi năm, theo AFP.
Ba nước xếp hàng đầu thế giới về tiêu thụ mì ăn liền lần lượt là Trung Quốc, Indonesia và Nhật.
Trong số 101,4 tỉ gói mì được bán ra trên toàn thế giới vào năm ngoái, Trung Quốc, tính cả Hồng Kông, tiêu thụ 44 tỉ gói, theo sau là Indonesia với 14,1 tỉ gói và Nhật với 5,4 tỉ gói, kế tiếp là Việt Nam với 5,1 tỉ gói.
DiaOcOnline.vn - Theo Đất việt