Cuối năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức đồng ý về mặt chủ trương việc nâng cấp huyện Sapa thành thị xã Sa Pa, đồng thời Thủ tướng nhấn mạnh việc xây dựng Sa Pa không chỉ là khu du lịch quốc gia mà phấn đấu thành khu du lịch quốc tế.
Quỹ đất trung tâm Sapa đang ngày càng trở nên khan hiếm
|
Được biết, để chuẩn bị cho Sapa lên thị xã trong mấy năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã dành hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông cho Sapa như các tuyến đường tránh thị trấn Sa Pa và các tuyến đường dọc suối Mường Hoa (từ Cát Cát đến Ô Quý Hồ), tuyến đường từ xã Tả Phìn đến xã Bản Khoang kết hợp với tuyến đường từ trung tâm xã Sa Pả đến xã Tả Phìn, tạo thành tuyến kết nối liên thông.
Cùng thời điểm này, nhiều “ông lớn” của giới bất động sản bắt đầu đổ bộ về vùng trung tâm thị trấn với hàng loạt dự án quy mô. Theo số liệu thống kê mới, hiện nay trên địa bàn thị trấn Sapa có 180 dự án được cấp phép xây dựng, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có dự án nào hoàn thành.
Trong khi đó, bất động sản tại trung tâm thị trấn Sapa ngày càng đắt đỏ do quỹ đất khan hiếm. Thực trạng này đã mở ra cơ hội cho các chủ đầu tư nhanh nhạy với thị trường, nắm bắt thời cơ khi “cơn sốt đất” đã và đang lan đến vùng ven trung tâm.
Khảo sát thực tế cho thấy, trong 3 năm qua, giá đất Sapa tăng gấp 3 lần, từ 90 triệu đồng/m2 lên 150 – 160 triệu đồng/m2, tiếp đó lên 200 – 250 triệu đồng/m2 và hiện tại khu có vị trí đẹp nhất Sapa đang giao động khoảng 300 – 400 triệu đồng/m2. Thậm chí, bất kể một khoảng đất trống nào ở trung tâm đều được tận dụng xây nhà hàng, khách sạn. Hiện tại, khu vực trung tâm Sapa hầu như không còn đất trống.
DiaOcOnline.vn - Theo Môi trường cuộc sống