Nếu coi London là thành phố (TP) có giá nhà cao nhất thế giới, khoảng 50.000 USD/m2 thì vẫn còn rẻ chán, so với giá nhà đất ở những “vị trí vàng” tại Hà Nội và TP.HCM.
Giá trị nhà phụ thuộc vào giá trị con phố với các tiêu chuẩn: chất lượng giao thông, xây dựng, cảnh quan, khả năng kinh doanh, chất lượng dân cư, môi trường... Và dĩ nhiên, nhà đất ở TP.HCM hay Hà Nội thua xa London, Paris, Rome... Vậy, ở mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 722 USD/năm thì phải bao nhiêu năm tích lũy người ta mới có thể mua 1 căn hộ loại trung bình 70.000 USD (khoảng hơn 1,1 tỉ đồng)?
Thu nhập thấp nhất, giá nhà cao nhất!
Nếu chúng ta đồng ý với cách lập luận rằng, chất lượng TP (cũng là chất lượng bất động sản - BĐS) của Việt Nam còn kém so với nhiều TP trên thế giới và thu nhập của dân ta vào loại nghèo, so với thu nhập của dân nhiều nước trên thế giới, mà giá BĐS của Việt Nam vào loại cao nhất thế giới là thật vô lý! Nhưng để hiểu rõ hơn sự thật vô lý đó, chúng tôi cố gắng đưa ra vài con số giá BĐS ở một số TP “nổi tiếng” đắt trên thế giới.
Tất nhiên, các con số này rất tương đối, vì không chỉ một căn nhà cụ thể trên con phố cụ thể, nó bao gồm cả nhà và đất. Trong khi ở các đô thị lớn Việt Nam, giá xây dựng nhà từ 1,7- 2 triệu/m
2, nhỏ hơn nhiều so với giá trị đất, thậm chí không tính hoặc người mua phải đập bỏ nhà nếu quá cũ.
Giá cao, vui hay buồn?
Ở các nước phát triển, các hoạt động kinh tế liên quan đến BĐS chiếm khoảng 25 - 30% tổng lượng hoạt động của nền kinh tế. Theo Hernando de Sato, tác giả cuốn "Sự bí mật của tư bản", tổng vốn có thể tạo được bởi BĐS chưa được khai thác, sử dụng ở các nước XHCN cũ có thể lên tới 2.970 tỉ USD. Có thể hiểu là, BĐS (các hoạt động do có BĐS) là sức mạnh của nền kinh tế.
Còn khi nó trở nên quá đắt sẽ kìm hãm sự phát triển (bỏ ra 10 đồng đầu tư, hết 9 đồng vào BĐS, chỉ còn 1 đồng chi sản xuất... ). Theo Viện Nghiên cứu Địa chính (số liệu 2006), cả nước có tới hơn 150.000 doanh nghiệp thiếu đất sản xuất, 2,5 triệu hộ gia đình, cá nhân dùng chốn ở của mình làm nơi kinh doanh, gần 1 triệu công nhân đang phải thuê nhà trọ tạm bợ.
Sự chôn vốn vào thị trường BĐS và hiện tượng “đóng băng” có thể làm nhiều doanh nghiệp phá sản (khoảng 50% trong số 7.000 doanh nghiệp có vốn dưới 500 triệu), sẽ kéo theo sự phá sản của các ngân hàng thương mại cổ phần. Cụ thể, tính đến tháng 3 - 2006, 65 ngân hàng cho vay trong lĩnh vực BĐS có dư nợ 28.654 tỉ. Tại TP.HCM, lượng vốn đổ vào BĐS khoảng 5.000 tỉ, dư nợ cho vay BĐS 25.000 tỉ, chiếm 13,7 %. Tại Hà Nội, dư nợ cho vay BĐS khoảng 9.000 tỉ, chiếm 10%.
Nền kinh tế bất lợi vì giá BĐS cao quá ai cũng hiểu, nhưng người đã có BĐS lại mừng. Mừng thật hay ảo chẳng dám nói, vì bạn sẽ bước đi rón rén hơn chăng nếu căn nhà mua năm ngoái 1 tỉ, năm nay đã 1,5 tỉ mà bạn chẳng có thêm đồng nào? Và nếu cuối năm nay con trai lấy vợ, phải mua căn hộ cho nó, BĐS cứ tăng giá, bạn sẽ tiếp tục mừng? Vậy chỉ những ai lúc này có nhiều BĐS mới cười nổi. Nhưng họ chiếm mấy phần dân số trong đất nước còn nghèo như nước ta?
>>
Giá đất "ảo": Sẽ là bi kịch của phát triển>>
Giá đất "ảo": Định giá không dễ Theo tạp chí Người Đô Thị