Đô thị Việt Nam có nhiều nguy cơ bất ổn

Cập nhật 12/03/2015 09:11

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, Việt Nam có 774 đô thị. Các đô thị lớn, nhất là Hà Nội và TPHCM đều đang phải đối diện với những vấn đề lớn về gia tăng dân số ở khu vực trung tâm, ngập úng, ùn tắc giao thông, thiếu năng lượng, ô nhiễm nguồn nước...


Tại Hội thảo “Phát triển đô thị sinh thái và ứng dụng công nghệ giảm phát thải Carbon” do Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh cho biết: Mục tiêu chiến lược được xác định là từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng, đô thị sống tốt, có nền kiến trúc đô thị tiên tiến giàu bản sắc…

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, Việt Nam có 774 đô thị. Các đô thị lớn, nhất là Hà Nội và TPHCM đều đang phải đối diện với những vấn đề lớn về gia tăng dân số ở khu vực trung tâm, ngập úng, ùn tắc giao thông, thiếu năng lượng, ô nhiễm nguồn nước... Theo dự báo, đến năm 2015, Việt Nam sẽ có khoảng 850 đô thị và đến năm 2025 sẽ có 1.000 đô thị. Xuất phát từ thực trạng trên, việc phát triển carbon thấp đã trở thành một ưu tiên trong các chính sách, chiến lược quan trọng của quốc gia.

* Theo báo cáo Chương trình Chia sẻ tri thức của Hàn Quốc với Việt Nam (KSP) năm 2014, công bố sáng 11/3, các chuyên gia Hàn Quốc đã chỉ rõ những tồn tại cần giải quyết của đô thị Việt Nam, như: Thiếu nhà ở, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, xuống cấp và quá tải của hệ thống hạ tầng cùng các tiện ích đô thị... Theo các chuyên gia Hàn Quốc, việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế vùng tại Việt Nam cần được làm rõ, gắn chiến lược với thực hiện để cải thiện kinh tế, phúc lợi và chất lượng đời sống người dân trong một vùng cụ thể.


DiaOcOnline.vn - Theo Tiền phong