Đất Hà Đông "nóng" - Gia Lâm "lạnh"

Cập nhật 21/10/2010 11:40

Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện những khu đất đẹp nhằm bán đấu giá, lấy kinh phí để nâng cấp hạ tầng cho chính địa phương có quỹ đất là một chủ trương đúng đắn của UBND TP.Hà Nội.


Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện những khu đất đẹp nhằm bán đấu giá, lấy kinh phí để nâng cấp hạ tầng cho chính địa phương có quỹ đất là một chủ trương đúng đắn của UBND TP.Hà Nội.

Nhưng vài năm qua, dân đầu cơ bất động sản đã tranh thủ chủ trương này, ồ ạt tham gia đấu giá, rồi bán "lướt sóng" khiến giá cả bị đội lên bất ngờ. Và chính họ đã phải trả giá cho cách kiếm tiền này, khi mà giờ đây thị trường đang diễn biến ở hai thái cực rõ rệt: Phía tây (đặc biệt là khu vực Hà Đông) sôi động, còn khu vực Gia Lâm thì "đóng băng" hoàn toàn.

Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện những khu đất đẹp nhằm bán đấu giá, lấy kinh phí để nâng cấp hạ tầng cho chính địa phương có quỹ đất là một chủ trương đúng đắn của UBND TP.Hà Nội. Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện những khu đất đẹp nhằm bán đấu giá, lấy kinh phí để nâng cấp hạ tầng cho chính địa phương có quỹ đất là một chủ trương đúng đắn của UBND TP.Hà Nội.

Sôi động Hà Đông


Theo ghi nhận của phóng viên, thị trường đất đấu giá ở Hà Đông hiện rất sôi động. Ví dụ, đất phân lô ở khu vực Ngô Thì Nhậm hiện giao dịch ở mức giá 65 - 75 triệu đồng/m2. Đất ở khu vực Mậu Lương từ 40 - 45 triệu đồng/m2. Ngay tại khu tái định cư Kiến Hưng sắp đấu giá, mức giá sàn dự kiến từ 25-35 triệu đồng/m2. Chị Hoà, nhân viên môi giới nhà đất ở khu vực Xa La cho biết: "Đất đấu giá ở đây thanh khoản rất nhanh".

Một cán bộ Ban Quản lý dự án quận Hà Đông - là người từng trực tiếp tổ chức các cuộc đấu giá đất tại quận này - cho biết:" Sở dĩ đất đấu giá ở quận Hà Đông sôi động là vì ban quản lý dự án đã nắm được nhu cầu của người mua, đó là phân lô nhỏ từ 45 - 60m2, rất hợp cho những người có nhu cầu xây nhà để ở, phù hợp với túi tiền của người cần nhà". Một lý do nữa khiến thị trường đất đấu giá ở Hà Đông được ưa chuộng đó là người đi đấu giá là "người thực, việc thực", nghĩa là họ đi đấu giá và xây nhà ở ngay. Bởi vậy, tốc độ xây dựng nhà ở đây rất nhanh, kéo theo giá giao dịch trên thị trường càng tăng. Điển hình nhất là khu đất đấu giá phố Ngô Thì Nhậm, chỉ trong 2 năm mà hầu như người dân đã ở kín, các cửa hàng dịch vụ, siêu thị... mọc lên nhanh. Còn ở khu đất đấu giá Mậu Lương, nằm sát bên KĐT mới Xa La, lượng người dân xây nhà và ổn định chỗ ở cũng đã chiếm hơn 60% dự án.

Lạnh lẽo Gia Lâm


Trong khi đó, tại huyện Gia Lâm - nơi mà thị trường đất đấu giá cách đây khoảng 5 tháng khá sôi động thì nay lại "ngủ yên". Anh Hùng - nhân viên môi giới nhà đất ở khu vực này cho biết: "Rất nhiều người gửi tôi bán, nhưng hai tháng qua, tôi chưa đạt được một giao dịch nào thành công. Điển hình nhất là khu dự án 31ha ở Trâu Quỳ, lâm vào tình cảnh trăm người bán, không người mua".

Lý giải hiện tượng này, anh Lâm - một nhà đầu tư bất động sản lâu năm ở Hà Nội - cho biết: "Lý do đất đấu giá ở Trâu Quỳ đóng băng là vì hầu hết là dân đầu cơ, mua để chờ giá lên kiếm lãi chứ không có ý định xây, nên khu dự án có thể gọi là "đất chết". Nếu có tiền, tôi cũng không đầu tư vào đây, bởi lẽ muốn xây cũng chẳng biết ở cùng ai khi mà không có hàng xóm, không có dịch vụ, không có trường học, bệnh viện...

Một lý do nữa khiến đất dự án khu vực Gia Lâm rất khó thanh khoản là chủ dự án (UBND huyện Gia Lâm) chia lô rất to, hầu hết từ 200 - 350m2. Với giá bán hiện tại khoảng 18 triệu đồng/m2 nhà biệt thự, người mua đã phải bỏ ra từ 4 - 6 tỉ đồng/1lô chưa kể tiền xây nhà. Một điều bất hợp lý là chủ dự án chỉ cho phép diện tích xây dựng là 35% tổng diện tích mỗi lô. Như vậy, người dân bỏ ra khoảng 5 tỉ đồng để mua biệt thự ở Trâu Quỳ (rộng hơn 200m2), nhưng chỉ được phép xây hơn 70m2 nhà ở, rất bất hợp lý. Chị Mai Hương - một nhà đầu tư - cho biết: "Nếu chỉ được phép xây 80m2 mà phải mua tới 5 tỉ đồng thì chia bình quân, mỗi mét vuông nhà ở khu dự án Trâu Quỳ đã lên tới 62,5 triệu đồng/m2, một cái giá quá đắt, đắt hơn nhiều khu vực Hà Đông bởi cơ sở hạ tầng ở Gia Lâm kém phát triển, dịch vụ thua xa phía tây".

Không khó để nhận ra, nguyên nhân chính khiến đất đấu giá ở Gia Lâm tăng ảo chính là do giới đầu cơ nhà đất. Họ đi đấu giá có bài bản nhằm găm giữ đất, sau đó thổi giá lên và bán lại cho người trượt".

Vào thời điểm hiện nay, chính dân đầu cơ đẩy giá đất ở Gia Lâm lại đang chịu thất bại thảm hại khi mà thị trường "đóng băng", tính thanh khoản đất đấu giá rất thấp. Chị Thu, một người chuyên đi gom đất đấu giá tại Gia Lâm tâm sự: "Mỗi một lô đất đấu giá khi mua lại của "cò" trúng đấu giá, ít nhất phải bỏ ra 300 trăm triệu đồng cho tới cả tiền tỉ chênh lệch. Sau đó, chờ cho giá lên cao, tìm khách bán lại. Nhưng, giá rớt như hiện nay, mà chủ đầu tư lại giục đóng tiền thì rõ ràng người buôn đất như chị "mắc cạn".

Quả đúng như vậy, UBND huyện Gia Lâm mới đây cũng thông báo: "Hộ dân nào trúng đất đấu giá, nhưng quá hạn quy định mà không nộp tiền, sẽ cho hủy kết quả để đấu giá lại". Chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn, bởi huyện khuyến khích người đi mua đất đấu giá xây dựng nhà ở và phát triển dịch vụ tại địa phương chứ không phải để giới đầu cơ thao túng rồi dự án vẫn chỉ là "đất chết".

Đầu cơ "lướt sóng" bị "mắc cạn"


Thực tế hiện cho thấy, rất nhiều dân đầu cơ "lướt sóng" đất đấu giá ở Gia Lâm bị "mắc cạn". Từ tháng 6, thị trường đóng băng, trong khi đó, tiền phải đóng cho chủ đầu tư tới 3 tỉ đồng/lô. Không kịp bán lại, rất nhiều người mất trắng vài trăm triệu vốn mua chênh lệch". Đây chính là bài học cho những ai thích "lướt sóng" đất đấu giá ở Gia Lâm.

Từ thực tế ở Gia Lâm, lời khuyên cho những người thực sự có nhu cầu mua đất đấu giá để xây nhà là hãy bình tĩnh chờ cơ hội và đánh giá đúng thực tế xem giá cả khu đất đó có hợp lý hay không, đừng bị cuốn theo giá của những tay "cò" đất.

DiaOcOnline.vn - Theo Lao Động