Thông tin Bộ GTVT cho biết sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường sắt dài 43 km nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) với Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) thu hút sự quan tâm của dư luận.
![]()
Các chuyên gia cho rằng nếu làm đường sắt nhanh (dài 43 km) sẽ tốn cả tỉ USD
ĐỒ HỌA: HỒNG KỲ |
Nếu có kinh phí, tôi đề nghị nên tập trung mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất... Đó là những việc ưu tiên làm. Còn tuyến đường sắt này, hãy để 30 - 40 năm nữa Chuyên gia giao thông Phạm Sanh |
Còn theo TS - chuyên gia giao thông Phạm Sanh, tuyến đường sắt như đề xuất của lãnh đạo Bộ GTVT không có tác dụng nhiều cho giao thông kết nối vì hiện đã có đường bộ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Tuyến cao tốc này đã nối đến Q.2, gần sân bay Tân Sơn Nhất. Khách quốc nội từ sân bay Tân Sơn Nhất có thể đi các tuyến xe buýt đến sân bay quốc tế Long Thành. Ông Sanh phân tích thêm, TP.HCM còn hàng loạt dự án giao thông đang thiếu tiền để đầu tư, xây dựng; nhiều tuyến đường sắt đô thị (metro) đến nay vẫn chưa làm được vì chưa có kinh phí. Nếu làm tuyến đường sắt dài 43 km từ sân bay Long Thành thì chỉ nên kéo dài đến Q.2, TP.HCM. Vì theo quy hoạch, TP.HCM đã có tuyến metro nối sân bay Tân Sơn Nhất đến Q.2.
Đầu tư đường bộ rẻ hơn
Theo thạc sĩ Nguyễn Minh Đồng (Việt kiều Đức), nếu xây dựng tuyến đường sắt nhanh kết nối sân bay quốc tế lớn như Long Thành và sân bay quốc nội (sau này) như Tân Sơn Nhất, với thời gian tàu chạy khoảng 20 phút, giúp hành khách đi thẳng luôn một mạch ra sân bay là cần thiết. Nhiều TP lớn trên thế giới như Frankfurt, Munich (Đức), Thượng Hải (Trung Quốc)... hiện sử dụng đường sắt nhanh để giải phóng hành khách từ sân bay quốc tế đến quốc nội và ngược lại.
Tuy nhiên, chi phí xây dựng tuyến đường sắt nhanh dài 43 km như đề xuất của Bộ GTVT, theo tính toán của ông Đồng là không dưới 1 tỉ USD. Việc thu xếp kinh phí, nếu vay nước ngoài thì lo nợ công tăng cao. Vì vậy, theo ông Đồng, trong 10 - 20 năm tới nên tập trung đầu tư mở rộng tuyến đường bộ cao tốc hiện có, kết nối thẳng sân bay Long Thành. Suất đầu tư đường bộ thấp hơn, chỉ bằng 1/3 đường sắt cao tốc. Dù vậy cũng phải giữ không gian, có thể trên 20 năm sau thì làm đường sắt. Khu vực làm đường sắt trong tương lai tuyệt đối không được xây dựng khu dân cư.
![]() Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hiện chỉ có 2 làn xe ẢNH: CÔNG NGUYÊN |
Không chỉ không đồng tình với đề xuất làm tuyến đường sắt nối sân bay Tân Sơn Nhất với sân bay Long Thành, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống còn cho rằng, nên chăng thu hồi sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất để lấy đất mở rộng sân bay này. Khi đó, Tân Sơn Nhất sẽ đáp ứng nhu cầu hàng không đến năm 2050. Về lâu dài, cần mở thêm các tuyến đường bộ kết nối ra Long Thành.