Theo một vài chuyên gia và nhà đầu tư địa ốc, trong 1-2 năm tới thị trường bất động sản tiếp tục phát triển tốt. Nguồn cung sẽ được cải
Ông Matthew Powell, Giám đốc công ty Savills Việt Nam tại Hà Nội: Thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng luôn được nhìn nhận là rất tiềm năng bởi những yếu tố căn bản tốt hậu thuẫn như dân số đông, dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa tăng, thu nhập, nhu cầu tăng, hệ thống cơ sở hạ tầng đang hoàn thiện…Thị trường bất động sản vừa bước vào chu kỳ phát triển mới. Chu kỳ này theo nghiên cứu của chúng tôi tại Việt Nam có thể là từ 5-7 năm. Thời điểm hiện nay phù hợp cho cả người sử dụng cũng như các đối tượng đầu tư. |
Việc Việt Nam ký một loạt các Hiệp định thương mại tự do FTA với EU và Hàn Quốc hay chuẩn bị ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là những nhân tố tích cực thúc đẩy thị trường bất động sản. Các luật mới như Luật kinh doanh bất động sản và Luật nhà ở sửa đổi cũng sẽ có tác động tích cực lên thị trường bất động sản, tạo sự phát triển lành mạnh và vững chắc hơn.
Đặc biệt, trong năm 2016, đang có sự cạnh tranh mạnh giữa các doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt trong phân khúc cao cấp. Sự cạnh tranh của các dự án không chỉ về vị trí, thiết kế hợp lý, giá bán, lịch thanh toán, chính sách bán hàng linh hoạt mà quan trọng nhất phải là chất lượng của sản phẩm, có nhiều tiện ích dịch vụ khép kín, dịch hậu mãi, chăm sóc khách hàng, dịch vụ quản lý bất động sản chuyên nghiệp và đặc biệt là uy tín của chủ đầu tư.
Các báo cáo mới đây cho thấy, chỉ riêng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, năm 2015, con số thanh khoản đã đạt tới trên 42.000 căn hộ, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2014 và cao hơn bất cứ giai đoạn nào trước đó.
Nửa đầu năm 2016, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục đà hồi phục dù không bùng nổ như năm 2015 do những thận trọng nhất định về khả năng siết tín dụng bất động sản từ Thông tư 06 (thay Thông tư 36) mới được Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Báo cáo mới nhất cuả tổ chức tư vấn CBRE cho thấy, tại Hà Nội, 6 tháng qua, chỉ riêng phân khúc căn hộ đã bán được 8.900 sản phẩm và giao dịch trong quý II/2016 tăng trưởng trên 20% so với quý I. Tại TP.HCM cũng có gần 7.000 căn hộ được sang tay. Và điều đáng nói là trên cả hai thị trường lớn này, mức giá tại hầu hết phân khúc đều tăng nhẹ từ 1 - 3% tùy từng dự án, cho thấy thị trường đang ấm lại theo một cách khá bền vững.
"Chúng ta thấy hiện nay nhiều thương vụ bất động sản có yếu tố nước ngoài hiện đã thực tế hơn nhiều so
Ông Trần Ngọc Quang, Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam: Chưa thể khẳng định được phân khúc cao cấp hiện nay là khủng hoảng thừa bởi các hàng hóa của phân khúc này vẫn được nhà đầu tư quan tâm và tính thanh khoản vẫn tốt. Điều này có thể lý giải được bởi các lý do: Thứ nhất, lợi nhuận đầu tư vào phân khúc cao cấp sẽ đạt được kỳ vọng của chủ đầu tư Thứ hai, bản thân các chủ đầu tư đưa ra các sản phẩm cao cấp nhưng quy mô, cơ cấu của các sản phẩm và tổng giá trị của các bất động sản cao cấp đã được tính toán hợp lý với nhu cầu của người mua. Thứ ba, thủ tục để đầu tư vào dự án bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn, thời gian chuẩn bị lâu... Vì vậy, khi các chủ đầu tư đã có được dự án, họ sẽ hướng tới việc đầu tư vào các sản phẩm phân khúc nào phù hợp với họ mà vẫn có tính thanh khoản cao. |
với những thời điểm trước đây. Hàng loạt thương vụ FDI vào thị trường đang theo nhu cầu thực tế của người sử dụng hay người mua nhà", bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu CBRE Việt Nam, khẳng định thêm.
Theo đó, gần đây, nhiều nhà đầu tư từ Nhật Bản đã gia tăng sự tham gia của họ vào mảng phát triển thị trường nhà ở. Trên thực tế, nhà đầu tư nước ngoài trước đây phần lớn tập trung vào phân khúc hạng sang và cao cấp, nhưng ta thấy, nay nhà đầu tư Nhật Bản đã tham gia vào phân khúc trung cấp và bình dân chất lượng cao.
Hơn nữa, bà Dung cho biết các nhà đầu tư nước ngoài hiện thận trọng hơn nhiều khi đưa ra các quyết định đầu tư vào thị trường Việt Nam. Trong quá trình tư vấn tại CBRE, trước đây các nhà nghiên cứu nhận thấy nhà đầu tư nước ngoài có thể chỉ cần từ 3 đến 6 tháng để xem xét kế hoạch đầu tư của họ, tuy nhiên, hiện nay, có những nhà đầu tư đến từ Trung đông, Mỹ…mà họ xem xét đến nửa năm, một năm rồi nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, điều này cho thấy các quyết định đầu tư của họ sẽ có chất lượng hơn.
Phần lớn người mua tại phân khúc căn hộ cao cấp là các nhà đầu tư để cho thuê lại. Hiện tại tỷ suất lợi nhuận cho thuê tại một vài căn hộ cao cấp khu vực Quận 2 và Quận 7 ở mức khá hấp dẫn, từ 6-7%. Đây là yếu tố chính thu hút khách mua căn hộ cao cấp. Yếu tố thứ hai là triển vọng về cơ sở hạ tầng.
Tại những khu vực có triển vọng phát triển cơ sở hạ tầng tốt (Quận 2, 9, Bình Thạnh, Phú Nhuận) sẽ dễ thu hút nhà đầu tư với kỳ vọng giá nhà sẽ tăng sau khi các cơ sở hạ tầng này đi vào hoạt động. Ngoài ra đối với người mua để ở, chất lượng các căn hộ cao cấp ngày càng được cải thiện tương xứng với giá thành, quy mô tiện nghi tiện ích rất tốt, đáp ứng đúng nhu cầu của khách mua cao cấp.
Các nhà đầu tư cũng cho rằng thực tế ở khía cạnh còn lại, nhu cầu sở hữu bất động sản của người thu nhập thấp – trung bình vẫn còn khá cao, đặc biệt là nhà ở tại các khu đô thị, khu công nghiệp. Điều này có thể gây ra tình trạng lệch pha cung – cầu trong ngắn hạn, tồn kho vẫn còn, nguồn cung mới liên tục tăng, yếu tố bất ổn về giá, xu hướng tăng giá liên tục thời gian qua cũng là một trở ngại không nhỏ đối với sự bình ổn của thị trường.
Ông Ngô Quang Phúc, Phó Tổng Giám đốc HIm Lam Land, cho ý kiến: "Vấn đề mất cung cầu của các dự án với các phân khúc khác nhau là một vấn đề rất đáng quan tâm. Việc cung cấp ra dòng sản phẩm với tổng giá trị như thế nào phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của từng chủ đầu tư. Hiện nay đã có rất nhiều các chủ đầu tư quan tâm và đầu tư vào phân khúc nhà ở có giá trị phù hợp dành cho nhu cầu ở thực ở mức từ 1 tỷ đến 2 tỷ đồng".
Theo ông Phúc, trong thời gian không xa thị trường sẽ đón nhận những dòng sản phẩm này. Trong 2016 riêng công ty Him Lam Land sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 2000 căn hộ như vậy và sẽ là cơ hội lớn cho khách hàng tìm mua nhà ở giá rẻ.