Nợ xấu, tồn kho lớn, DN phá sản, người mua không có nhà,... hậu quả của một thời kỳ sốt nóng BĐS. Trải qua 20 năm, thị trường BĐS Việt Nam có những bước thăng trầm, từ lúc sốt nóng hầm hập tới nay vẫn đang chậm chạp hồi sinh.
Mỗi bước thăng trầm của thị trường bất động sản Việt Nam thường gắn liền với các biến cố vĩ mô và chính sách đối với bất động sản.
Lạm phát bùng nổ vào năm 2011 và chính sách thắt chặt tiền tệ đã dập tắt cơn sốt cục bộ nhà đất ở Đà Nẳng và Hà Nội. Chủ trương của Chính phủ là kiềm chế lạm phát, do đó thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất, trong đó có chứng khoán và bất động sản. Thị trường nhà đất sau đó gần như đóng băng, thanh khoản giảm mạnh.
Thời điểm năm 2012, tồn kho bất động sản tại lên tới trên 100 nghìn tỷ, hiện đã giảm xuống còn khoảng trên 80 nghìn tỷ. Khó khăn này đã ảnh hưởng không chỉ đến các DN bất động sản mà còn tác động tới rất nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế như vật liệu, xây dựng, lao động, ngân hàng...
Cuối năm ngoái, nhiều chuyên gia đã tranh cãi nhau về vấn đề thị trường liệu đã chạm đáy. Đến thời điểm này, câu trả lời vẫn chưa thực sự rõ ràng, sự chuyển biến ở một vài phân khúc cũng chỉ là ánh sáng le lói của thị trường.
Nhìn lại lịch sự của thị trường BĐS có thể thấy, chu kỳ diễn ra ngày càng phức tạp hơn và không một chuyên gia nào có thể đoán trước được thời thế.
Cơn sốt 1993-1994: Diễn ra trong bối cảnh Luật Đất đai năm 1993 ra đời cho phép việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dễ dàng hơn. Đây được xem là thời hoàng kim của tăng trưởng kinh tế khi GDP năm 1993 tăng tới 8,1%, năm 1994 tăng 8,8% và đỉnh điểm năm 1995 tăng 9,5%. Tăng trưởng mạnh của GDP khiến người ta tin vào tương lai sáng lạn của nền kinh tế đã thúc đẩy giá nhà đất tăng mạnh.
Giai đoạn đóng băng 1995-1999: Sau cơn sốt mạnh, thị trường bất động sản Việt Nam bước vào giai đoạn đóng băng kéo dài 5 năm. Nguyên nhân do các chính sách vĩ mô và sự biến động của nền kinh tế.
Bùng nổ 2001-2002: Sau giai đoạn đóng băng kéo dài 5 năm, thị trường bất động sản bắt đầu chuyển mình vào năm 2000 và bùng nổ vào giai đoạn 2001-2002.
Nguội lạnh 2002-2006: Năm 2003 giao dịch địa ốc thành công giảm 28%, năm 2004 giảm 56% và năm 2005 giảm 78%.
Sốt nhà đất 2007-2010: Sau 4 năm trầm lắng, thị trường bất động sản lại sốt nóng sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Cơn sốt này diễn khi nền kinh tế đang trong đà tăng trưởng mạnh, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào lớn và tăng trưởng tín dụng cao.
Như vậy, chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây thị trường nhà đất Việt Nam đã trải qua 6 lần sốt giá và suy giảm.
Trong vòng 20 năm kể từ năm 1990 đến nay, thị trường BĐS đã chứng kiến một sự đổi thay chóng mặt.
|
Năm 2007, để mua được căn hộ tại TP.HCM, người dân phải xếp hàng, chen lấn xô đẩy và đặt cọc hàng trăm triệu đồng.
|
Tại Hà Nội, chủ đầu tư bán nhỏ giọt, người mua nhà phải bốc thăm, mua chênh hàng trăm triệu đồng và xếp hàng từ lúc nửa đêm để có suất mua nhà.
|
Cảnh tượng năm 2014, chủ đầu tư ào ào mở bán, chăm sóc đủ kiểu để mời gọi người mua nhà
|
Với 3 cơn "sốt" nhà đất vào các năm 1991-1993, 2001-2003, 2007-2008, giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần, hoàn toàn vượt khỏi tầm với của những người có thu nhập từ thấp đến trung bình tại các TP lớn như Hà Nội hay TP.HCM.
|
Cơn sốt đất ảo đi qua, đầu cơ bỏ thị trường, rớt giá và hàng nghìn tỷ đồng tồn đọng trong BĐS. Dự án bỏ hoang, chậm tiến độ,...
|
Chủ đầu tư và người mua nhà bắt đầu mâu thuẫn và kiện cáo, đỉnh điểm là một loạt các vụ tranh chấp diễn ra trong những năm gần đây.
|
Nếu như trước đây, các chủ đầu tư âm thầm bán hàng, đi đêm để có suất ngoại giao thì nay để bán được hàng, chủ đầu tư tìm mọi cách tiếp thị, trong đó để giảm chi phí vỉa hè vẫn là một kênh hiệu quả.
|
Lúc này người mua nhà mới thực sự là thượng đế, các chương trình khuyến mại rầm rộ mà vẫn không có người mua nhà.
|
Ngân hàng dễ dãi hơn trong việc cho vay BĐS
|
Cảnh nhộn nhịp thời kỳ sốt đất tại các sàn, cò đất tha hồ thao túng thị trường
|
Và đây là cảnh ảm đạm, cửa đóng then cài, sàn BĐS âm thầm rời bỏ thị trường
|
Cắt giảm các dự án không tiềm năng, tập trung đầu tư vào một dự án, đẩy mạnh mua bán dự án hoặc chuyển hướng xây các dự án có mức giá vừa phải, diện tích căn hộ nhỏ, khuyến mại cho khách hàng... là cách mà các doanh nghiệp bất động sản lựa chọn.
|
Diện tích căn hộ giảm đáng kể ở phân khúc cao cấp và hạng sang
|
Căn hộ bình dân đang là xu hướng mới của thị trường bất động sản. Nhiều doanh nghiệp cũng đã ý thức rằng thời kỳ BĐS đỉnh cao, "ăn xổi" gần như đã qua.
|
Giá căn hộ cũng trở về mức trên dưới 20 triệu đồng/m2
|
Nhu cầu về nhà ở vẫn còn rất lớn, cơ hội cho các DN BĐS vẫn còn nhiều. CBRE giả định có 10% trong số 3,1 triệu người có việc làm có nhu cầu nhà ở thì đã có 300.000 người dân cần .
|