Tận mục cung điện "tổ ong" có 1-0-2 ở Ấn Độ

Cập nhật 02/06/2014 08:53

Nhìn từ phía ngoài, cung điện trông giống như một tổ ong khổng lồ với 953 ô cửa được trang trí, chạm trổ tinh tế đến từng chi tiết.


Hawa Mahal, còn gọi là Cung điện của gió, là công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của thành phố Jaipur, bang Rajasthan, Ấn Độ.


Cung điện được vua Maharaja Sawai Pratap Singh của triều đại Mughal cho xây vào năm 1799 bằng đá sa thạch hồng, gồm 5 tầng với kiến trúc mô phỏng theo chiếc vương miện của vị thần Krishna.


Nhìn từ phía ngoài, cung điện trông giống như một tổ ong khổng lồ với 953 ô cửa được trang trí, chạm trổ tinh tế đến từng chi tiết.


Hệ thống các ô cửa sổ nhỏ hứng các luồng gió từ ngoài thổi vào, và giữ cho cung điện luôn luôn mát mẻ.


Những ban công nhỏ chắn ngang cửa sổ và mái vòm được gắn vào các gờ của cung điện tạo nên nét nổi bật và vẻ đẹp của cung điện.


Các gian phòng bên trong với cột trụ và hành lang cũng được trang trí tinh xảo, đẹp mắt.


Cung điện được xây để cung nữ có thể quan sát cuộc sống thường ngày và những lễ hội trên đường phố Jaipur. Ngược lại, người ngoài không nhìn thấy được bên trong cung điện.


Hawa Mahal đặc biệt nổi bật vào buổi sáng, khi những tia nắng mặt trời chiếu lên mặt tiền làm toàn bộ cung điện trở nên rực rỡ.


DiaOcOnline.vn - Theo Kiến thức