Phần 2: 10 đập nước lớn nhất trên thế giới

Cập nhật 25/04/2011 10:25

Các con đập chứa nước hiện nay đóng một vai trò rất cần thiết trong cuộc sống con người. Chúng được sử dụng cho việc điều tiết lượng nước tưới trong ngành nông nghiệp và làm quay tuôc bin giúp chạy máy phát điện, đồng thời cũng là một điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của những đập nước này.

DiaOcOnline xin giới thiệu đến bạn đọc Phần 2: 10 đập nước có quy mô lớn nhất thế giới hiện nay.

>>>Phần 1: 10 đập nước lớn nhất trên thế giới

5. Đập nước Lower Usuma, Nigeria


Đập nước Lower Usuma nằm trên sông Usuma ở Nigeria. Công trình này được xây dựng vào năm 1990 và gần với Abuja, thủ đô mới của Nigeria, đây cũng đồng thời là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ thành phố. Khu hồ trong đập có chứa 93 triệu m3 nước thô, sau đó nước được dẫn chảy đến 5 nhà máy nước, nơi chúng được xử lý trước khi vận chuyển đến Abuja phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cư dân thành phố. Tổng công suất cung cấp nước sạch từ 5 nhà máy này là 10,000 m3/giờ.

4. Đập nước Fort Peck, Montana (dung tích 23 tỷ m3)


Đập nước Fort Peck là công trình cao nhất trong hệ thống 6 đập chính dọc theo sông Missouri, nằm ở phía đông bắc vùng Montana thuộc Hoa Kỳ, gần Glasgow và tiếp giáp với khu vực cộng đồng Fort Peck. Với chiều dài 6,409m và chiều cao hơn 76m, đây là đập thủy lực lớn nhất tại Hoa Kỳ và tạo thành khu hồ Fort Peck, là hồ nước nhân tạo lớn thứ 5 ở Hoa Kỳ. Đập nước này nằm trong khu bảo tồn đời sống hoang dã quốc gia Charles M. Russell. Hồ chứa nước có chiều dài 216 km cùng với con đập được sử dụng cho những mục đích như sản xuất thuỷ điện, kiểm soát lũ lụt và quản lý chất lượng nước.

Toàn bộ khu đập nước hiện nay có sản lượng công suất điện đạt 185,250 KW, được phân chia thành 5 tổ máy phát điện với 3 tổ máy đầu tiên tại nhà máy điện số 1 được hoàn thành vào năm 1951, tạo ra tổng công suất 105,000 KW, trong khi 2 tổ máy còn lại ở nhà máy điện số 2 được hoàn thành vào năm 1961, có sản lượng điện là 80,000 KW.

3. Đập nước Tarbela, Pakistan (dung tích 13.7 tỷ m3)


Tarbela là một con đập lớn trên dòng sông Indus ở Pakistan. Công trình này nằm ở huyện Haripur thuộc tỉnh Hazara, cách Islamabad khoảng 50 km về phía tây bắc. Đập nước có chiều cao 148m so với lòng sông bên dưới và tạo nên hồ chứa nước Tarbela với diện tích bề mặt khoảng 250 km2. Đập Tarbela được hoàn thành vào năm 1974 và được thiết kế để tích trữ nước từ sông Indus với mục đích phục vụ cho công tác thủy lợi, kiểm soát lũ lụt và hình thành nên khu nhà máy thủy điện.

2. Đập nước Samara / Zhiguli, Nga (dung tích 57.3 tỷ m3)


Đập nước Samara là một công trình có quy mô lớn, đồng thời cũng là nhà máy thủy điện trên sông Volga, nằm gần khu vực Zhigulyovsk và Tolyatti tại tỉnh Samara Oblast của Nga.

Tổ hợp công trình này được bắt đầu xây dựng vào năm 1950 và hoàn thành trong năm 1957 với chiều dài 2,800 m, rộng 750 m và cao 52 m. Những hồ nước tại đây có 2 làn cho tàu bè qua lại. Tổng công suất lắp đặt của nhà máy điện là 2,315 MW, có 20 tổ máy và tạo ra sản lượng điện trung bình hàng năm là 10.500 GWh.

1. Đập nước Tam Điệp (Three Gorges), Trung Quốc (dung tích 39.3 tỷ m3)


Đập Tam Điệp là một đập thủy điện khổng lồ bắc ngang sông Dương Tử nằm ở thị trấn Sandouping thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, có chiều cao 185m và dài 2,309m. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất trên thế giới xét về bất cứ phương diện nào.

Toàn bộ khối kết cấu của đập được hoàn thành vào năm 2006. Ngoại trừ một hệ thống máy trục tàu, tất cả các bộ phận còn lại theo kế hoạch ban đầu của dự án đã được hoàn tất vào ngày 30 tháng 10 năm 2008 khi tổ máy thứ 26 được đưa vào hoạt động thương mại. Hiện nay, đập Tam Điệp bao gồm 26 tổ máy phát điện hoàn thiện, mỗi tổ máy có công suất thiết kế 700 MW, sản lượng điện hàng năm đạt 84.7 tỷ kWh. Thêm 6 máy phát điện bổ sung trong các nhà máy nằm ngầm bên dưới mặt đất đang được lắp đặt và dự kiến sẽ không kịp đưa vào vận hành toàn bộ cho đến năm 2012.

DiaOcOnline.vn - Hà Duy
Tổng hợp và lược dịch