Xây dựng từ thế kỷ 16, cho tới nay, 11 ngôi giáo đường này vẫn hấp dẫn và gây nhiều hứng thú, hiếu kỳ cho vô số người. Những kiến trúc độc đáo, lạ lùng tới mức ngay cả người kiến tạo nên nó cũng nghi ngờ, không biết người ta có tin vào những gì họ làm hay không.
Đất nước của thánh đường đá Lalibela là một trong những thành phố của tộc người Amhara, hay còn gọi là Kilil, của Ethiopia. Nằm ở độ cao 2.500m so với mực nước biển ở 12,04 độ Bắc và 39,04 độ Đông, dân số hiện khoảng 8.484 người. Lalibela là trung tâm của các cuộc hành hương.
Thành phố này có những giáo đường được xây dựng từ tảng đá nguyên khối trong thời kỳ trị vì của Thánh Lalibela (một thành viên của hoàng tộc Zagwe), người nắm quyền cai trị toàn lãnh thổ Ethiopia trong thế kỷ 13.
Trong thành phố có 11 nhà thờ cổ kính và chia thành 3 nhóm:Nhóm cực bắc: giáo đường Bete Medhane Alem bằng đá, lớn nhất thế giới hiện nay, có lẽ là bản sao từ ngôi nhà thờ Thánh Ary ở Aksum, một vùng khác ở Ethiopia.
Nhóm cực Tây: nhà thờ Bete Giorgis được bảo tồn hầu như nguyên vẹn nhất.
Nhóm cực Đông: bao gồm 4 nhà thờ dành riêng cho hoàng gia, trong đó giáo đường Bete Gabriel-Rufael là nơi sản xuất bánh thánh (từ bột mì) cổ nhất thế giới.
Người châu Âu đầu tiên phát hiện những ngôi nhà thờ này là nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Pêro da Civilhã (1460 - 1562). Tuy nhiên, một trong những người phát hiện thị trấn Lalibela là linh mục Bồ Đào Nha Francisco Alvares (1465 - 1540), người đã tháp tùng đại sứ Bồ Đào Nha trong chuyến viếng thăm Lebna Dengel vào những năm 1520.
|
Độc đáo và thánh thiện - những lời mà du khách thường để lại sau khi viếng thăm cây thập tự giá cổ xưa này. Với lối kiến trúc hoàn toàn bằng đá, xây dựng sâu đến gần 5m dưới mặt đất, đây hiện nay là vùng đất thánh của người dân Lalibela. |
|
Kiệt tác của kiến trúc sư vô danhGiáo đường được dựng hoàn toàn trong nham thạch của thế núi. Đầu tiên, chung quanh nham thạch cỡ lớn ở sườn núi, người ta đào rãnh rất sâu, tách rời nó ra khỏi thế núi. Sau đó, từ trên xuống dưới từng chút một, người ta đào từng mét đá trong nham thạch, tạo thành giáo đường nham thạch với nóc tròn, cửa sổ, hành lang, cửa phòng lớn... Bên trong, ngoài cột đá chống đỡ vùng nóc và cổng vòm, toàn bộ đều bị khoét rỗng.
|
Bên trong nhà thờ, những tảng đá nguyên khối được dùng để xây dựng hiện vẫn còn nguyên vẹn. Các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời về cách thức con người của thế kỷ 13 bằng phương tiện nào đó thể lấy được những tảng đá này từ các vùng núi lân cận về địa điểm xây dựng. |
|
Những giáo đường được xây dựng vững chãi và rộng lớn. Giáo đường Chúa cứu thế, dài 33,5m, rộng 23,5m, cao 10,6m. Giáo đường Sainte Maria với cửa sổ hình thập tự Latin và cổ Hy Lạp, hình chữ vạn và chữ thập cuộn vòng tròn. Cột đá chính giữa trong giáo đường dùng vải bao bọc.
Một giáo sĩ ở nhà thờ.
Các giáo đường được nối liền với nhau bởi đường thông nham thạch giống như mê cung chằng chịt. Cả khối nham thạch cỡ lớn xây nên giáo đường Saint Georges được khắc hình thập tự đều nhau. Saint Georges tọa lạc trong hầm nham thạch rất sâu, đường thông dưới đất nối liền với cửa vào, trở thành bia kỷ niệm sự nghiệp anh hùng và nghị lực phi thường của những người xây dựng giáo đường.
Các nhà nghiên cứu kiến trúc những ngôi nhà thờ ở Ethiopia có hai nguồn gốc: trước hết, được xây dựng theo lối kiến trúc Axumite với lối xây dựng từ đá nguyên khối và gỗ làm thân trụ giữa; thứ hai là theo lối kiến trúc nhà thờ xây sâu với hai dãy cột thường thấy thời La Mã. Những ngôi nhà thờ này phản ánh truyền thống kiến trúc nổi bật Axumite và Kitô giáo Địa Trung Hải thời xưa: chúng mang lại một sự sáng tạo mới của nghệ thuật tôn giáo trên đất Ethiopia.
Năm 1978, Lalibela được Tổ chức Khoa học - văn hoá và giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Theo SGTT