Đấu trường Colosseum

Cập nhật 04/03/2008 13:57

Đấu trường La Mã được biết đến đầu tiên dưới cái tên Amphitheatrum Flavium theo tiếng Latinh hoặc Anfiteatro Flavio tiếng Ý, sau này gọi là Colosseum hay Colosseo, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma.

Công suất chứa lúc mới xây xong là 50.000 khán giả, có tới trên dưới 80 lối ra vào để khán giả có thể đến và đi một cách dễ dàng, nhanh chóng. Tổng chiều cao công trình là khoảng 48,5 m, tương đương với một tòa nhà 12 - 15 tầng.

Đấu trường Colosseum ban đầu là một nhà hát ngoài trời, được xây dựng dưới thời vua Titus, sau đó bị Hoàng đế Nero đốt cháy. Đến năm 72 sau CN được vua Vespasian cho xây lại bằng đá.


Không giống như các đấu trường trước đó, công trình này là một cấu trúc đứng tự do, được xây trên một mặt đất bằng phẳng chứ không phải dựa vào đồi hay chỗ lõm tự nhiên. Tường bên ngoài thoạt đầu có chu vi 545 m và cần phải dùng 100.000 m3 đá travertine được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Nó có thể chứa tới 50,000 người và được thiết kế tốt đến nỗi mỗi người có thể ra khỏi tòa nhà này trong vòng mấy phút.

Phía dưới sàn gỗ của đấu trường là một hệ thống phòng ốc và lối đi phức tạp dành cho các loài dã thú và những trang thiết bị phục vụ cho các màn trình diễn đẫm máu. 80 bức tường tỏa ra từ khu vực trung tâm, tạo ra các lối đi, bậc thang và các dãy ghế ngồi, mỗi lối vào có đánh số giúp khách tìm thấy chỗ ngồi của họ.


Bí mật nằm trong việc sử dụng tài tình các mái vòm cuốn, các hành lang và các bậc lên xuống dẫn tới chỗ ngồi. Một tấm vải bạt khổng lồ che nắng che mưa thường được căng ra bên trên để che nắng và trong các buổi trình diễn đêm, một đèn chùm bằng sắt khổng lồ treo lơ lửng bên trên đấu trường. Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, nó đã bị hư hỏng do thiên nhiên tác động (động đất). Chu vi phía bắc của Đấu trường vẫn còn nguyên với dấu vết trùng tu của thế kỷ 19. Phần còn lại của Coloseo ngày ngày nay là bức tường gốc như lúc đang xây.


Mặt ngoài đấu trường cao 57m, mỗi tầng có 80 vòm cửa cuốn, nay đã bị lở sạt mất một phần của tầng 4. Nên biết rằng toàn bộ công trình khổng lồ ấy được xây cách đây gần 2.000 năm, không có một tí sắt thép, bê tông, xi măng nào, chỉ có đá, gạch, vữa và lao động thủ công hoàn toàn mà vẫn còn đứng vững tồn tại đến ngày nay.


Vào bên trong, giữa sân là một bãi nổi cao rộng như một sân đá bóng dùng làm nơi thi đấu, dưới các bậc ngồi là những hầm giam nô lệ, võ sĩ và thú dữ. Nơi đây đã diễn ra những cuộc thi đấu đâm chém đẫm máu giữa các nô lệ với nhau và với thú dữ để mua vui cho các hoàng đế, quý tộc, chủ nô và thị dân La Mã. Có trận đấu lên đến 5.000 nô lệ chiến đấu với mấy ngàn thú dữ như hổ, báo, sư tử, voi. Những trận đấu dã man như thế đã diễn ra trong mấy trăm năm dưới thời đế chế La Mã. Cho đến khi đế chế La Mã sụp đổ vào năm 476, đấu trường mới bị bỏ hoang phế. Dưới thời Giáo hoàng Benoit (1740-1788) nơi đây được dùng làm lễ phong thánh.


Dù hiện nay bị hoang phế nhiều do động đất và nạn cướp phá, Colosseum vẫn từ lâu được xem là biểu tượng của Đế chế La Mã và là một trong những mẫu kiến trúc La Mã đẹp nhất còn sót lại. Đây là điểm tham quan hấp dẫn của Roma và vẫn còn nhiều liên hệ với Nhà thờ Cơ Đốc. Hằng năm vào thứ sáu Phục Sinh, Đức Giáo Hoàng vẫn có cuộc diễn hành cầm đuốc đến Colosseum.



DiaOcOnline.vn tổng hợp