Chùa Phra Keo - Thái Lan

Cập nhật 12/11/2007 16:27

Chùa Phra Keo có tên đầy đủ là chùa Phra Si Rattana Satsadaram, người nước ngoài còn gọi chùa này là Chùa Phật Ngọc. Chùa tọa lạc tại trung tâm lịch sử Bangkok (quận Phra Nakhon), bên trong khuôn viên của Đại Cung. Đây được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất ở Thái Lan được hoàn thành năm 1784 sau khi vua vua Phật Yodfa Chulaloke (Rama I) lên ngôi được hai năm.

Ngoài tàng kinh các (thư viện), nơi tiến hành nghi lễ thờ phụng hàng ngày (Viharn), các ngọn tháp hình xoắn ốc (Chedi) thì kiến trúc chùa này không giống như các ngôi chùa khác do không có khu nhà ở cho các vị sư mà chỉ có các tòa nhà được trang trí các cảnh linh thiêng, các bức tượng.


Điện chính là ubosoth, trung tâm có bức tượng Phật ngọc - biểu tượng thần thánh cổ kính quan trọng nhất của vương quốc Thái Lan. Pho tượng Phật Ngọc làm bằng ngọc thạch và vàng ngự ở đây đã trên 200 năm cùng với sự hình thành của tổng thể công trình nghệ thuật mang dấu ấn lịch sử về sự tạo dựng kinh thành Bangkok.



Tượng Phật Ngọc.



Tàng kinh các.



Các Chedi hình xoắn ốc.




Garuda và Nagas, ở bên ngoài ubosoth.


Một yếu tố làm tăng thêm nét sinh động cho kiến trúc chùa Pra Keo chính là những bức tượng linh thú - vị thần bảo hộ nửa người nửa thú. Và người ta nói rằng, nếu không có những vị thần bảo hộ này thì lịch sử và huyền thoại của Thái Lan không còn sự gặp gỡ đầy duyên phận, khi đó lịch sử sẽ cứng nhắc và huyền thoại không còn là cột mốc tin cậy cho thời gian và dòng chảy tín ngưỡng.


Thần nửa người nửa thú trước Viharn.

Tượng Demon.


Ở đây, mật độ điêu khắc linh thú dày đặc và hết sức quyến rũ, vừa thực vừa ảo thể hiện nét tinh tế, chiếc cầu nối giữa văn hóa tâm linh và nghệ thuật kiến trúc của chùa, giúp khám phá những giá trị văn hóa đã được cô đúc qua hàng nghìn năm lịch sử.



Các hộ thần trong hình dáng thần khỉ Hanuman và các quỷ thần khác.




Sư tử với bờm, lông và hang ngàn đôi mắt.


Chùa Phra Keo mang đậm dấu ấn của kiến trúc Phật giáo Thái Lan, là một nơi đáng để cho người Thái tự hào về chính lối kiến trúc cũng như thể hiện được rất nhiều quan niệm tôn giáo nói riêng và nét văn hóa bản địa nói chung.

DiaOcOnline.vn