Các ngân hàng cần phải thẩm định thật kỹ các dự án bất động sản trước khi cho vay và chỉ ưu tiên cho vay đối với các dự án đang hoàn thiện và có tính thanh khoản để giảm độ rủi ro đối với các khoản dư nợ tín dụng.
Vẫn trong tầm kiểm soát.
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
TPHCM, tính đến hết tháng 10-2008, số dư
nợ cho vay bất động sản trên địa bàn là
61.000 tỉ đồng, trong đó tỷ lệ nợ xấu của
các ngân hàng là 2,14%. Trong số dư nợ
cho vay nói trên thì các nguồn vốn cho
vay để xây dựng, sửa chữa nhà ở là 18.000
tỉ đồng, xây dựng nhà để bán là 9.587 tỉ
đồng, số còn lại là cho vay xây dựng các
khu công nghiệp, khu đô thị mới, cao ốc
văn phòng cho thuê, trung tâm thương
mại...
Tính đến thời điểm nói trên, trong
số 151 dự án cần vay đã có 56 dự án đã
được giải ngân với tổng vốn 9.300 tỉ đồng,
95 dự án còn lại đang được các ngân
hàng xem xét thẩm định và trong số này
có 57 dự án đề nghị được vay thêm dưới
10 tỉ đồng/dự án.
Giám đốc một ngân hàng thương mại
cổ phần cho biết: "Do tình hình các dự án
bất động sản (BĐS) có sức mua rất yếu
nên chúng tôi rất thận trọng với việc cho
vay đầu tư dự án. Trong các nhóm cho vay
thì hiện nay ngân hàng vẫn ưu tiên cho vay
xuất nhập khẩu". Ông Lê Hoàng Châu -
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA)
cho rằng, tình cảnh hiện nay là vay vốn
triển khai dự án nhưng sản phẩm không ai
mua sẽ khiến doanh nghiệp chôn vốn, trả
lãi ngân hàng, lâm vào cảnh khó khăn.
Một doanh nghiệp có dự án BĐS ở quận 7,
đáng ra sẽ khởi động vào tháng 10-2008
nhưng phải dừng lại, cho biết: "Khi xây
dựng phương án kinh doanh, chúng tôi
tính toán lộ trình dự án là 2 năm và thời
gian thu hồi vốn là 3 năm. Tuy nhiên, khảo
sát thị trường thì thấy chỉ 50% khách hàng
có khả năng mua nhà với số tiền bỏ ra
khoảng 70% giá trị sản phẩm; 50% khách
hàng còn lại hiện không thể mua nhà nếu
không được ngân hàng cho vay".
Tổng giám đốc một ngân hàng thương
mại cổ phần cho rằng, theo đánh giá của
hầu hết các tổ chức tín dụng hiện nay thì
với tình hình kinh tế càng lúc càng khó
khăn, thị trường BĐS vẫn còn trầm lắng ít
nhất cho đến cuối năm 2009. Vì vậy, trong
nhiều tháng tới đây, việc bán các tài sản
bảo đảm để thu hồi nợ là rất khó khăn. Điều này
đồng nghĩa với việc rủi ro từ các khoản vay
BĐS đang có nguy cơ gia tăng, nhất là các
ngân hàng có số lượng dư nợ tín dụng BĐS
cao và đang đến thời điểm đáo hạn hàng
loạt vào tháng 12-2008 cho đến quý 1-2009.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước TPHCM
cho rằng tỷ lệ dư nợ cho vay BĐS từ 26,5%
vào hồi đầu năm, nay đã giảm xuống còn
15,4% và tỷ lệ nợ xấu 2,14% là đang ở mức
cho phép. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ này
là 5%, vì vậy vấn đề nợ vay BĐS tại hệ
thống các ngân hàng vẫn đang trong tầm
kiểm soát. Vấn đề là các ngân hàng cần
phải thẩm định thật kỹ các dự án BĐS
trước khi cho vay và chỉ ưu tiên cho vay đối
với các dự án đang hoàn thiện và có tính
thanh khoản cao để giảm độ rủi ro đối với
các khoản dư nợ tín dụng. DiaOcOnline
Khủng hoảng đầu tư bất động sản
Để phát triển các dự án, các chủ đầu tư
vẫn rất cần nguồn vốn vay từ các ngân hàng với lãi suất thấp (chí ít cũng từ 10 -
12%/năm). Thế nhưng, trong bối cảnh thị
trường ảm đạm hiện nay, vay vốn ngân
hàng để đầu tư dự án mới là điều khá mạo
hiểm. Ông Nguyễn Văn Đực - Phó Giám
đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho rằng:
"Chỉ có cách cho phép huy động vốn từ
khách hàng ngay từ giai đoạn khởi động
dự án theo phương thức cùng góp vốn đầu
tư mới mong giải được khó khăn hiện nay,
cả về vốn lẫn đầu ra". Đồng thời, phải
mạnh tay tháo gỡ những vướng mắc về thủ
tục hành chính để giảm bớt chi phí cho
chủ đầu tư. Tôi nghĩ cả hai vấn đề đều
trong tầm tay của nhà nước. DiaOcOnline.vn
Ông Đặng
Hồng Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị
Công ty cố phần địa ốc Sài Gòn Thương
Tín (Sacomreall) cho biết: "Để hóa giải khó
khăn về vốn trong việc thực hiện dự án
khu căn hộ cao cấp Phú Mỹ, chúng tôi đã
phát hành trái phiếu dự án và thu hút được
với tổng giá trị là 750 tỉ đồng. Có được kết
quả này là nhờ vốn và quyền lợi của khách
hàng mua trái phiếu được bảo đảm như
được tính lãi suất cao hơn lãi suất tiền gởi
ngân hàng, được quyền chọn mua căn hộ
tại dự án, hưởng nhiều chương trình
khuyến mãi khác".
Nhiều đại diện của các hiệp hội doanh
nghiệp cũng đã kiến nghị nên ưu tiên cho
vay tín dụng BĐS, đặc biệt là tín dụng trung
và dài hạn. Theo các hiệp hội, lĩnh vực
BĐS có khả năng thu hút 50% tổng chi phí
xã hội, vì vậy việc cho vay đầu tư dự án
BĐS sẽ kéo theo sự phát triển của các lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh khác như thị
trường xây dựng, vật liệu xây dựng, thị
trường nhân lực, nội thất, giao thông vận
tải…
HoREA cũng đề nghị trong giai đoạn
hiện nay cần tăng nguồn vốn tín dụng cho
các chương trình phát triển nhà ở quốc gia
như nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu
nhập thấp, nhà ở thương mại có giá trị
trung bình và nhỏ... "Một khi việc thẩm
định và cho vay của hệ thống ngân hàng
cởi mở hơn, các doanh nghiệp lớn sẽ
mạnh dạn vào cuộc để tham gia các
chương trình phát triển nhà ở quốc gia.
Điều này sẽ kéo theo sự tham gia của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, một lực lượng
lớn lao động sẽ được huy động vào các dự
án này, qua đó góp phần hóa giải khủng
hoảng trên thị trường BĐS hiện nay" - một
chuyên gia phân tích.
DiaOcOnline.vn - Theo TBKTSG