Mâm ngũ quả ngày Tết trong tâm thức người Việt tượng trưng cho những điều tốt đẹp nhất của mỗi gia đình, thành tâm dâng lên các vị thần.
Việc bày biện mâm ngũ quả ngày Tết là một nét văn hóa đặc sắc. Mâm ngũ quả thường bày trên bàn thờ ông bà tổ tiên để thể hiện lòng thành, hướng về nguồn cội, tổ tiên, đúng với câu thành ngữ ”uống nước nhớ nguồn”.
Ngoài ra, ngũ quả còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.
Ý nghĩa mong cầu may mắn, thịnh vượng
Quả là một trong những thành tựu cuối cùng để con người thụ hưởng từ cây cối. Ý niệm “kết quả” thể hiện mong muốn sự viên mãn, đầy đủ, đồng thời là những điều trang trọng nhất của người Việt muốn dâng lên thần linh, mong muốn phù hộ cho gia đình những điều tốt đẹp.
Những loại quả mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho một năm mới an lành
|
Điều này, có lẽ bắt nguồn từ văn hóa nông nghiệp, người dâng cúng lựa chọn những loại quả ngon, đẹp từ vườn nhà để cúng thần.
Việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm tùy thuộc vào từng địa phương, vùng miền với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để bày trên mâm ngũ quả.
Dưới đây là những loại quả mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ:
Quả quất: Theo âm Hán của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”, nên bày quất trên mâm ngũ quả sẽ mang lại sung túc, năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.
Quả phật thủ: Quả phật thủ thường được đặt ở trung tâm và nơi cao nhất trong mâm ngũ quả. Theo quan niệm xưa phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm quyến rũ, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ.
Nải chuối: Là thứ không thể thiếu trên mâm ngũ quả, giống như 1 cái giỏ trên mâm ngũ quả cho bạn bày các loại quả khác đan xen vào nhau. Không những vậy nó còn mang ý nghĩa là bàn tay ngửa bảo bọc, đem lại bình an, phúc lộc.
Quả sung: Với mong muốn có sự sung túc, tròn đầy, nhiều người chọn sung để bày trên mâm ngũ quả
Quả bưởi: Tượng trưng cho phúc lộc, viên mãn.
Quả xoài: Cầu mong tiêu xài không thiếu thốn.
Quả thanh long: Mang ý nghĩa rồng mây hội tụ và biểu trưng cho sự cát tường, thịnh vượng.
Quả đu đủ: Là biểu tượng của đầy đủ, thịnh vượng.
Ảnh minh họa
|
Ngoài ra có những quả được nhiều người ưa chuộng để trưng trong ngày TẾT là:
Bưởi hồ lô: Bởi lẽ chúng có hình dáng giống như quả hồ lô nên loại bưởi hồ lô rất được ưa chuộng trong dịp Tết cổ truyền vì người ta tin rằng bưởi hồ lô sẽ đem lại may mắn, hạnh phúc và sức khỏe cho gia đình của họ.
Dưa hấu thỏi vàng: Loại dưa hấu này được tạo hình thỏi vàng cả 2 mặt trái dưa đều có hình ông Lộc cùng câu đối chúc Tết trông rất độc đáo cho nên nó trở thành một trong mười loại quả được mọi người yêu thích nhất vào dịp Tết.
Quả lê hình Đức Phật: Trái lê này sẽ đem tới may mắn, tài lộc cũng như vận may cho gia chủ vào năm mới.
Bòng Kỳ Đà khổng lồ: Màu vàng của chúng được cho là biểu tượng cho sự phúc lộc và viên mãn được bọc trong nải chuối tượng trưng cho bàn tay ngửa bao bọc đem lại sự thịnh vượng, yên bình ấm cúng và bình an cho gia chủ.
Bưởi đỏ tiến vua: Bạn cũng đã biết rằng Tết đến, miền Bắc thường nấu xôi gấc thay vì xôi thường vì người ta tin rằng màu đỏ là màu của may mắn, sẽ đem đến tài lộc và hạnh phúc cho gia đình.
Đào tiên hồ lô: Không chỉ có bưởi hồ lô được yêu thích và ưa chuộng mà đào tiên hồ lô cũng vậy. Khi nghe đến hai chữ "đào tiên" thì đã thấy may mắn, phúc lộc rồi!
Bưởi bàn tay Phật: Bạn đã từng nhìn thấy những quả bưởi bàn tay Phật hay chưa? Đây là loại quả đang được rất nhiều người ưa chuộng mua về làm đồ trưng bày trong dịp Tết sắp tới đó nhé. Không chỉ có bưởi hồ lô được ưa chuộng mà ngay cả bưởi bàn tay Phật cũng là loại quả được săn đón trong dịp Tết Nguyên Đán.
Một số lưu ý khi bày mâm ngũ quả ngày Tết:
- Chuối tiêu chín: vì mâm ngũ quả bày trên bàn thờ khá lâu, nên nếu bày chuối tiêu chín, chuối nhanh hỏng, tạo điều kiện cho ruồi muỗi sinh sôi, làm ô uế bán thờ. Nếu muốn bày chuối, nên chọn chuối tây hoặc chuối tiêu xanh. Tương tự, các loại quả không giữ được lâu, nhanh chín, nhanh hỏng cũng không nên bày trên mâm ngũ quả.
- Quả có gai nhọn: mít, sầu riêng, chôm chôm.
- Quả có mùi quá hắc hoặc có vị cay, đắng: sầu riêng, ớt cay, tiêu.
- Quả thuộc hệ rau: cà chua, chua me, thanh trà…
- Quả mọc sát đất, mọc gần nơi ô uế hoặc quả dại: sim, quả dại, thậm chí là dâu tây
Đặc biệt, dù tỏi không phải là quả, nhưng tuyệt đối không bày lên bàn thờ vì theo tâm thức dân gian, tỏi kị với thần linh.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo
DiaOcOnline.vn - Theo Phunutoday