Dưới góc độ chuyên ngành kiến trúc, KTS Nguyễn Như Tú đã góp ý làm sao để có được nhà vệ sinh, nhà tắm khoa học.
Theo KTS, trong quá trình thiết kế nhà vệ sinh, nhà tắm, cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thiết kế, sắp đặt những vật dụng trong nhà tắm cần căn cứ vào nhân trắc học của đối tượng sử dụng. Cụ thể là kích thước cơ thể của người tàn tật, người già; tránh sự cố gắng vận động quá sức dẫn đến mất an toàn cho người sử dụng.
Lắp đặt tay vịn trong nhà tắm giúp
người già đi lại an toàn hơn - Ảnh: N.C.T.
- Việc bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm ở vị trí thuận tiện cho việc đi lại của đối tượng sử dụng. Lối đi tránh ngoằn ngoèo, cốt nền thay đổi bất thường. Chiếu sáng cho lối đi đầy đủ. Độ rộng của lối đi nên lớn hơn kích thước của một chiếc xe lăn, có chỗ để xoay chiều xe lăn khi cần thiết. Nền của lối đi và phòng tắm nên chọn loại gạch có độ nhám cao.
Nền nhà tắm phải có độ nhám cao,
đảm bảo lúc nào cũng khô, tránh trơn trợt.
Ánh sáng phải đầy đủ.
- Chỉ bố trí các vật dụng cần thiết cho nhu cầu sử dụng. Hạn chế việc trang trí, sắp đặt làm choán mất không gian. Các vật dụng vệ sinh lưu ý đến vấn đề an toàn; được bo góc, dễ thấy, dễ sử dụng...
Đối với người già tàn tật, cửa nhà tắm
phải rộng, để tiện trong việc di chuyển.
- Nền của nhà vệ sinh, nhà tắm có độ nghiêng thu nước vừa phải đồng thời sử dụng viên lát có độ nhám cao hoặc có các rãnh lõm thoát nước trên viên lát; đảm bảo nền nhà lúc nào cũng khô, tránh trơn trượt. Nền nhà chọn màu sáng vừa phải để dễ nhìn và tránh lóa.
- Trên tường làm các thanh dọc có độ bền cao, chịu được lực kéo mạnh của trọng lượng cơ thể.
Theo Địa Ốc Tuổi Trẻ