Kiến trúc biệt thự cổ

Cập nhật 28/07/2011 11:10

Những căn biệt thự theo lối kiến trúc Pháp vẫn thu hút được sự yêu mến của nhiều gia chủ bởi tính trang trọng, bề thế giống như một cung điện đồng thời thể hiện được phong cách sống quý tộc, xa hoa và lộng lẫy.

Biệt thự là mẫu mô hình nhà ở đã có cách đây hàng thế kỷ với nhiều phong cách đa dạng mang đậm dấu ấn văn hóa, khí hậu, địa lý của mỗi vùng. Trải qua những chặng đường thời gian và phát triển theo xu hướng mới, kiến trúc biệt thự đã có sự thay đổi lớn có thể là đơn giản, hiện đại, sang trọng hay độc đáo hơn nhưng xen lẫn giữa những kiến trúc hiện đại thì ở đâu đó ta vẫn bắt gặp hình ảnh của những căn biệt thự mang dáng dấp những thế kỷ xưa ảnh hưởng từ những tinh hoa kiến trúc Pháp của những gia đình yêu nét hoài cổ, yêu những chi tiết cầu kỳ trạm trổ tỉ mỉ, tinh tế, rất khéo léo và duyên dáng.

Những ai yêu thích loại hình kiến trúc cổ điển thường chú trọng nhiều tới hình thức, cụ thể là cách tạo hình khối, cách sử dụng hoa văn lớn hay nhỏ, những chi tiết trạm trổ đơn giản hay cầu kỳ và đường nét ra sao, sử dụng hoạ tiết trang trí ở đâu để tạo dấu ấn…nhằm đảm bảo bất cứ góc nhìn nào từ ngôi nhà dù xa hay gần đều tạo thể hiện được nét đẹp rất riêng, rất tinh tế nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của những mọi người. Vì vậy không có gì lạ khi có không ít gia chủ bỏ nhiều tâm huyết vào ngôi nhà đến thế bởi kiến trúc cổ cần tỉ mỉ tới từng chi tiết, phải theo sát công trình từ những ngày đầu cho đến khi hoàn thành.

Biệt thự mang kiểu cổ điển luôn tạo cảm giác bền thế, hình thức thiên về đăng đối, cân xứng. Các chi tiết kiến trúc của biệt thự theo phong cách này khá tinh xảo và yêu cầu người thiết kế phải hiểu về tỉ lệ, phối hợp đường nét trong kiến trúc. Điều này cực kỳ quan trọng bởi nếu không biết cách kết hợp chi tiết với nhau công trình khi nhìn bao quát sẽ thành một sản phẩm rối rắm. Điểm tạo nên sức cuốn hút của một công trình biệt thự chính là ở dáng vẻ khoẻ khoắn, hình khối khi nhìn từ xa phải rành mạch rõ ràng nhưng khi lại gần thì các chi tiết lại tinh xảo, tạo nét mềm mại cho ngôi nhà.

Biệt thự cổ thường có thiết kế cách phòng cao và thoáng, tường xây bằng kết cấu gạch chịu lực nên dày, cửa kính ngoài chớp nên nhà mát vào mùa hè, mùa đông thì ấm. Màu sắc chủ đạo là những tông màu nâu, trầm dùng cho đế, mái, cửa…kết hợp với những màu sáng như màu vàng đất, vàng kem dùng cho tường, cột…

Hiện nay, những người yêu thích loại hình kiến trúc cổ điển nhưng vẫn giữa phong cách sống tiện nghi nên không thể thiếu những trang thiết bị mang tính hiện đại như điều hoà, máy hút mùi…tuy nhiên để không phá vỡ nét kiến trúc chủ đạo thì các trang thiết bị này thường phải được các Kiến trúc sư cố gắng giấu đi hoặc lựa chọn những thiết bị mang dáng dấp cổ kính một chút để không bị lạc lõng với không gian kiến trúc tổng thể ngôi nhà. Cách kết hợp giữa hiện đại và cổ điển khéo léo sẽ khiến biệt thự rất tiện nghi mà vẫn giữ được phong cách thiết kế chủ đạo.

Kiến trúc Trang Kim xin giới thiệu tới độc giả mẫu sản phẩm kiến trúc biệt thự được thiết kế theo phong cách cổ sau đây:

Biệt thự này toạ lạc tại khu đô thị vườn đào Tây Hồ - Hà Nội có tổng diện tích sàn lên tới 600m2. Dáng vẻ bề thế của ngôi nhà đã gây được ấn tượng mạnh với những vị khách và người qua đường bởi sự uy nghi, lộng lẫy và đặc biệt là sự tỉ mỉ không bỏ qua bất cứ chi tiết nào từ cổng vào cho tới kết cấu khung cửa, cột, mái và hệ thống đèn trang trí.

Cách thiết kế cầu kỳ thể hiện từ chi tiết cổng vào rất “hoành tráng”

 
Điểm nhấn từ xa chính là màu sắc nổi bật của mái nhà kết hợp màu xanh rêu cho khu vực cửa sổ và tông trắng sữa làm chủ đạo.

Tầng hầm thiết kế gara có cầu thang nối lên các khu vực sinh hoạt phía trên.

Xung quanh nhà được bao bọc bởi tiểu cảnh xanh tạo cảnh quan đẹp mắt và sinh động. Tầng 1 với các khu vực sinh hoạt chính là phòng khách, tiếp đến là phòng sinh hoạt chung, bếp ăn rộng lớn và một phòng ngủ nhỏ. Đối với biệt thự cổ thì cách phân chia không gian thiên về sự rõ ràng, tách bạch. Các không gian như bếp ăn, sinh hoạt chung được ưu tiên nhiều diện tích để phục vụ cho nhu cầu giải trí, thư giãn quây quần của gia đình.


Tầng 2 bố trí thư phòng – không gian không thể thiếu của kiến trúc cổ điển và cũng là đáp ứng sở thích, thói quen đọc sách của gia đình. Hai phòng ngủ tương tự được thiết kế nội thất đồng bộ theo phong cách cổ để không bị lạc lõng, chất liệu chủ yếu sử dụng trong phòng là gỗ.


Tầng 3 gồm phòng thờ và các khu vực sinh hoạt ứng với thói quen của gia đình.

KTS. Nguyễn Văn Thành - Công ty Tư vấn Kiến trúc và Xây dựng Trang Kim

DiaOcOnline.vn