Makoko, thị trấn ổ chuột nổi ở Nigeria

Cập nhật 08/06/2014 14:31

Chuyến đi đầy thú vị ở thị trấn bắt nguồn từ làng chài được xây dựng hơn 100 năm trước, trên một đầm phá bên cạnh Đại Tây Dương, rất gần với những tòa nhà hiện đại của thủ đô.


Thị trấn ổ chuột Makoko nổi trải dài trên dòng nước, tiếp giáp với cây cầu Third Mainland dài 10 km, nơi hiện có hàng chục ngàn người sinh sống trong những căn nhà gỗ ọp ẹp trên những khúc eo cắt.


Không có những tài liệu điều tra dân số chính thức, nhưng ước tính thị trấn ổ chuột này có khoảng 150.000 đến 250.000 người sinh sống.


Makoko từng là một làng đánh cá nhỏ được những ngư dân đến từ Benin xây dựng lên, họ đến đây xây dựng cuộc sống hơn 100 năm trước.


Trước thời điểm ngư dân Benin đến lập khu định cư thì Makoko là một nơi định cư trái phép được xây dựng trong diện tích chỉ vỏn vẹn 1 km2. Dân số hiện nay của thị trấn Makoko chủ yếu là dân lao động nhập cư từ các nước Tây Phi, đang cố gắng để kiếm sống ở Nigeria.


Những ngôi nhà gỗ được xây dựng trên dòng sông bị ô nhiễm và đen ngòm không còn là môi trường sống cho cá, nước cũng bốc ra một mùi hăng và một lớp dày cặn bã màu trắng tụ lại xung quanh các sàn lán.


Những ngôi nhà trên mặt nước này được xây dựng từ các loại gỗ cứng, được chống đỡ bởi sàn gỗ đóng cắm sâu vào những tấm phao. Mỗi ngôi nhà thường chứa từ 6 đến 10 người và có một số lượng lớn nhà cửa nơi đây là bất động sản cho thuê lại.


Người dân dùng xuồng để làm thông thoáng các con kênh, nối liền giữa các ngôi nhà với nhau. Ngoài việc dùng xuồng làm phương tiện di chuyển từ nơi này đến nơi khác, xuồng còn được sử dụng để đánh bắt cá và làm tụ điểm trao đổi hàng hóa. Người phụ nữ thường dùng xuồng để buôn bán thực phẩm, nước và hàng gia dụng.


Qua nhiều thập kỷ nay người dân của thị trấn ổ chuột Makoko vẫn không có quyền bước chân vào cơ sở hạ tầng cơ bản, kể cả việc có nước sạch để uống, điện sử dụng và xử lý chất thải cũng không, điều này đã lái người dân đến với những rủi ro về ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.


Nhà vệ sinh công cộng được chia sẻ khoảng 15 hộ gia đình, nước thải, chất thải, rác thải sinh hoạt và những chiếc túi nilon thải trực tiếp vào dòng sông rồi người dân lại tiếp tục sử dụng nguồn nước ấy trong sinh hoạt hằng ngày.


Cách duy nhất để có được nước sạch uống là mua từ các nhà cung cấp. Đây là nguồn nước được nhà cung cấp khai thác từ các giếng khoan lên để bán.


Chính phủ không cung cấp nước miễn phí cho người dân ở thị trấn Makoko. Thật vậy, chính phủ không muốn người dân Makoko sống tập trung lâu ở đó cả.


Vào tháng 7/2012, chính phủ đã vào cuộc, phản đối cộng đồng sống ở những nơi trũng thấp và cho phá hủy nhiều ngôi nhà nổi cũng như các công trình bất hợp pháp khác.


Quan chức tuyên truyền quyền lợi về sức khỏe và vệ sinh môi trường, nhưng một số người dân địa phương vẫn nghi ngờ rằng động thái cơ bản của họ là mong muốn bán đi khu vực có lợi cho các nhà bất động sản.


Giới phương tiện truyền thông đã có những phản đối kịch liệt sau sự phá hủy và sự phản đối của cộng đồng lãnh đạo chính quyền trung ương để công bố một kế hoạch tái tạo cung cấp chỗ ở cho 250.000 người và cũng như là cơ hội việc làm cho hơn150.000 người.


Gần đây, một nhóm kiến trúc sư người Nigeria đã thiết kế một ngôi trường nổi bằng 256 thùng nhựa tái chế có không gian cho lớp học cũng như làm khu vui chơi cho mọi người.


DiaOcOnline.vn - Theo Zing